Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu
Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.
Hồ tiêu là cây công nghiệp cho thu nhập khá cao. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Hai năm gần đây, khi giá tiêu luôn ổn định ở mức khá cao, hiện tại khoảng 150.000 đồng/kg, có lúc giá tiêu tăng cao kỷ lục gần 240.000 đồng/kg nên nhiều vùng trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Chư Pưh nói riêng bắt đầu phục hồi và mở rộng vườn tiêu.
Nông dân Chư Pưh không chỉ mở rộng diện tích trồng tiêu tại huyện mà đến các địa phương khác trong tỉnh mua đất để trồng. Nhiều nông hộ đã mở rộng diện tích trồng tiêu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để phòng trừ dịch bệnh trên cây tiêu.
Từ kinh nghiệm và tìm hiểu học hỏi thực tế, đa số nông dân đều nắm vững kỹ thuật trồng tiêu, nhưng kỹ thuật về phòng trừ dịch bệnh là điều khó khăn cho nông dân hiện nay, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, các bệnh về tuyến trùng rễ đang hoành hành các vườn tiêu.
Để giúp nông dân trồng tiêu nhận biết và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu, năm 2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình phòng dịch hại tổng hợp cây hồ tiêu trên địa bàn huyện. Kinh phí của lớp tập huấn được trích từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện.
Thành phần tham gia lớp tập huấn bao gồm cán bộ làm công tác quản lý nông-lâm nghiệp, cán bộ đoàn thể làm công tác tuyên truyền và những nông dân có nhu cầu. Lớp tập huấn này giúp cho nông dân trồng tiêu phát hiện sớm bệnh tuyến trùng rễ để có biện pháp phòng trừ nhanh và kịp thời, trang bị cho cán bộ nông nghiệp và cán bộ làm công tác tuyên truyền cập nhật thông tin liên quan đến các biện pháp phòng trừ bệnh, nâng cao kỹ năng truyền đạt và hướng dẫn cụ thể đến cho nông dân trồng tiêu.
Đối với nông dân, qua lớp tập huấn này để nhận biết và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây tiêu, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Vườn tiêu xuất hiện tuyến trùng, thâm nhập vào rễ của cây, gây hại, tạo ra vết thương cho bộ rễ. Đây là cơ hội cho các loại nấm như phytopthora sp, fusarium sp, pythium sp tấn công dần dần làm cho rễ bị thối.
Cây sẽ chậm sinh trưởng, lá nhạt màu hoặc chuyển sang vàng, rụng từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần và chết hoàn toàn. Tuyến trùng gây u bướu, sát thương làm cho bộ rễ phát triển yếu, khó hút được dinh dưỡng, chất khoáng và nước. Do vậy, nông dân phải nhận biết để sử dụng các loại thuốc phòng trừ ngay khi tiêu có biểu hiện bị bệnh.
Đây là điều quan trọng nhất nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu chết như hiện nay. Ông Nguyễn Hữu Thắng, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh cho biết, một nông dân tham gia lớp tập huấn chia sẻ: Tình trạng tiêu chết nhanh, chết chậm đang hoành hành các vườn tiêu.
Đợt tập huấn này đã chuyển giao cho nông dân kiến thức cơ bản nhận biết những biểu hiện của vườn tiêu bị mắc bệnh đến các biện pháp phòng trừ để có thể duy trì vườn tiêu xanh tốt. Lớp tập huấn này đã đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với nông dân trồng tiêu hiện tại và việc áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tế đã hạn chế phần nào tình trạng tiêu chết tràn lan như hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Việc đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật cũng như chú trọng canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững là ưu tiên hàng đầu của huyện trong những năm qua. Từ đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế triển khai mô hình IPM trên cây hồ tiêu cho nông dân.
Chư Pưh là địa phương đầu tiên của tỉnh chuyển giao kỹ thuật này. Với quan điểm mưa dầm thấm lâu, thông qua các lớp tập huấn giúp nông dân biết thêm và đúc kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu hiệu quả. Đặc biệt là giúp cho nông dân biết sử dụng các loại thuốc để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm, bệnh ký sinh trùng trên rễ tiêu, giúp cây nhanh phục hồi, phát triển tốt.
Related news
Con đường về thôn Quyết Thắng trải bê tông giờ đã rộng rãi đẹp hơn; những cánh rừng trồng, những thửa ruộng lúa mùa hạ xanh mướt một màu no ấm, đưa chúng tôi về thăm gia đình CCB Vi Hữu Nhân, một tấm gương vượt khó, từ hai bàn tay trắng khi ra quân, sau 15 năm lập nghiệp nơi đất mới, anh đã trở thành một trong những CCB làm kinh tế giỏi, XĐGN xuất sắc của phường Ngọc Hà thành phố Hà Giang.
Đúng như nhận định của nhiều nhà vườn, thị trường nông sản năm nay vẫn là một ẩn số khó “dò”. Bên cạnh những nông sản “được giá”, đầu ra ổn định thì một số loại trái cây khác như dâu xanh, dâu vàng, thậm chí măng cụt, chôm chôm dù mới vào mùa đã có dấu hiệu “rớt giá”.
Thị xã Ngã Bảy đang chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới (NTM) cuối cùng và trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.
Nhà nước cần có các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp như chỉ cho phép doanh nghiệp có vùng nguyên liệu được xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với nông dân...
Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.