Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Trên... Sông

Trang Trại Trên... Sông
Publish date: Saturday. February 22nd, 2014

Biến một khúc sông của vùng chiêm trũng thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh thành trang trại nuôi cá, lợn với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Thu là minh chứng cho hướng đi đúng của mình.

“Quê tôi chủ yếu là đồng chiêm trũng. Ngày tôi đi bộ đội về, vốn liếng không có, nghề nghiệp cũng không, đây là thử thách với tôi” - dẫn chúng tôi đi một vòng trang trại, ông Thu chia sẻ. Tính toán, ông thấy làm trang trại nuôi thủy sản là phù hợp nhất. Ông làm đơn đề nghị xã cho nhận thầu gần 3ha mặt nước sông.

Một ngày giữa tháng 11.1997, ông Thu đặt những nhát cuốc đầu tiên xây dựng trang trại. Ông dựng lán ven sông, cùng hàng chục thợ ngày đêm vét từng thớ đất dưới sông để đắp bờ, ngăn sông. “Nhiều người bảo chồng tôi viển vông, ngay cả bố chồng tôi cũng hoài nghi về việc làm của ông”- bà Lê Thị Đáng, vợ ông Thu nhớ lại

Sự đồng thuận, sát cánh của vợ đã tiếp sức cho ông. Sau hơn 3 tháng, trang trại của ông dần hình thành. Ông thả nuôi những lứa cá đầu tiên. Cùng với đó ông xây thêm 2 dãy chuồng nuôi lợn nái siêu nạc. Trên bờ ông nuôi hơn 1.000 vịt, ngan, gà, trồng cây lấy gỗ.

Thời gian đầu, ông chưa dám đánh cược hết vào con cá, đàn lợn mà vẫn trồng một vụ lúa và nuôi một vụ cá. Hai năm sau, các hộ trong thôn, trong xã đua nhau nuôi thủy sản. Năm 2000, ông quyết định chuyển hết diện tích nuôi trồng xen canh sang nuôi cá.

Ông tâm sự: “Trên bước đường làm ăn của tôi, người bạn đồng hành không thể thiếu là báo NTNN. Đọc báo, tôi thấy mô hình nuôi lợn trên gác của một ND ở Thái Bình, tôi liền đạp xe gần 100km đến đó tìm hiểu. Qua báo NTNN, tôi lên huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mua giống ngan Pháp về thả nuôi...”.

Ông bảo, hơn 15 năm làm trang trại cũng có lúc ông điêu đứng. Đó là năm 2007, 2008, do dịch bệnh gần chục tấn cá của ông mất trắng trong phút chốc, hơn 30 con lợn nái siêu nạc chết, thiệt hại hơn 500 triệu đồng. Nhưng không vì thế mà ông chùn bước.

Giờ đây, mỗi năm ông xuất chuồng từ 300-400 con lợn (gần 20 tấn lợn thịt) và 20 lợn giống, bán 13-15 tấn cá, hơn 100 cây lấy gỗ. Trừ chi phí ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Trang trại của ông tạo việc làm cho 3-5 lao động thường xuyên và 50-60 lao động thời vụ với thu nhập từ 2-2,5 triệu/người/tháng. Với những hộ khó khăn, ông bán giống cá, lợn giá rẻ hơn thị trường, đến khi có sản phẩm bán mới phải trả ông tiền.

Năm 2007, ông đầu tư sang lĩnh vực may mặc. Từ 4 máy may ban đầu, đến nay khu nhà xưởng hơn 150m2 của ông đã có hơn 20 đầu máy, thu hút hàng chục lao động trong thôn với lương từ 1,2-1,5 triệu đồng/người/tháng. Gần đây các công ty may lớn về mở cơ sở ở Gia Bình, xưởng may của ông phải tạm thời ngừng hoạt động. Ông đang tính sẽ thay đổi mặt hàng sản xuất để tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương...


Related news

Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Saturday. July 18th, 2015
Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Saturday. July 18th, 2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

Saturday. July 18th, 2015
Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

Saturday. July 18th, 2015
Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Saturday. July 18th, 2015