Trà Vinh tôm chết hàng loạt vì nắng nóng và mặn
Mặc dù thả giống đúng theo khuyến cáo của ngành chức năng và chuẩn bị kỹ ao nuôi trước khi xuống giống nhưng tôm vẫn bị chết. Nhiều nông dân của tỉnh Trà Vinh hiện không còn đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để tái vụ, trong khi con tôm tiếp tục chết và thời tiết tiếp tục bất lợi.
Ông Trần Văn Út ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cho biết, chưa có năm nào việc nuôi tôm lại gặp khó khăn như năm nay. Bước vào vụ nuôi, gia đình ông thả nuôi 210.000 con tôm giống, trên diện tích 1,2 ha mặt nước, sau gần một tháng con tôm bị thiệt hại hoàn toàn. Gần 100 triệu đồng tiền vốn cũng tan biến. Hiện tại gia đình ông không đủ điều kiện tiếp tục vay vốn ngân hàng chỉ còn cách thả cua để ao nuôi khỏi bỏ trống.
Theo ông Năm, do thời tiết nóng quá nóng rồi mặn xâm nhập, độ mặn quá cao cho nên con tôm không chịu nổi. Hiện giờ ông Năm không khả năng thả tôm tiếp, vốn đã sạch rồi mà ngân hàng không thể vay được nữa.
Còn theo ông Nguyễn Văn Lân – một hộ bị thiệt hại tôm 150 triệu đồng gần đây cho biết, hiện tình hình ở xã Hiệp Mỹ Đông cũng rất nghiêm trọng. Mặc dù nông đân rất thận trọng, chuẩn bị ao nuôi rất kỹ nhưng thả giống được chừng tháng, con tôm bắt đầu tấp mé chết dần, trong đó rất nhiều hộ đã 2 lần bị thiệt hại liên tiếp nên vốn đã hết sạch.
Tôm bị thiệt hại nhiều nhất là ở các xã chuyên canh tôm Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông và Hiệp Mỹ Tây với mức thiệt hại trên 22% diện tích thả nuôi. Tôm chết trong độ tuổi từ 20 ngày đến hơn tháng tuổi, đặc biệt khoảng 2 tuần nay diện tích bị thiệt hại tăng nhanh chóng.
Theo nhận định ban đầu, tôm chết hàng loạt là do nhiệt độ ban ngày tăng cao, đêm nhiệt độ hạ xuống đột ngột trong khi độ mặn lại cao bất thường khiến khả năng kháng bệnh của tôm giảm, nhất là bệnh gan tụy và bệnh đốm trắng.
Ông Dương Hoàng Sum Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang cho biết: “Chúng tôi cho rà nắm lại số hộ bị thiệt hại không khả năng để nuôi tái lại vụ 2, sẽ xem ở từng góc độ cụ thể để có cở sở làm việc với ngân hàng để xem xét tạo vốn cho bà con tái sản xuất. Thứ tiếp tục rà soát lại các công trình mà được phê duyệt đầu tư vốn, cố gắng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hệ thống điện để làm sao khép kín được các vùng nuôi tập trung”.
Nhằm cứu tôm và giúp nông dân vượt qua khó khăn, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh tập trung tăng cường công tác quản lý con giống, các vật tư đầu vào cho việc nuôi tôm; đồng thời, cho ra soát lại những tiểu vùng chuyên 2 vụ tôm trước đây để điều chỉnh lại cho phù hợp điều kiện thực tế và khuyến cáo nông dân dừng thả giống cho đến khi điều kiện thời tiết, độ mặn phù hợp.
Related news
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri vừa tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên địa bàn huyện.
Tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân thời gian qua, đặc biệt là đối với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là lý do khiến lượng tôm cung cấp ra thị trường ngày càng trở nên khan hiếm, đẩy giá tôm lên cao, đặc biệt lại đang là thời điểm giao vụ.
Để đảm bảo con giống tốt phục vụ cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp các cơ quan quản lý kiểm dịch giống thuỷ sản các tỉnh có nhập tôm vào tỉnh Cà Mau siết chặt quản lý nguồn tôm giống.