Trà Vinh: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh
Năm 2017, từ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú bán thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm với quy mô 5 ha/5 hộ, mật độ thả nuôi 15con/m2, sử dụng men vi sinh, hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Các đại biểu tham quan mô hình
Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 100% chi phí mua con giống, 30% thức ăn và chế phẩm sinh học, đồng thời các hộ tham gia mô hình được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
Ngày 6 tháng 10 năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh tổ chức hội thảo tổng kết mô hình với sự tham dự của trên 60 đại biểu là cán bộ kỹ thuật, người nuôi tôm trong tỉnh. Tại buổi tổng kết, các đại biểu được tham quan đánh giá mô hình trình diễn. Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình báo cáo tổng quan về mô hình. Hộ thực hiện báo cáo kết quả hạch toán kinh tế mô hình cho thấy: tỷ lệ sống ước 60%, FCR: 1.37, lợi nhuận ước đạt trên 530 triệu đồng/ha.
Mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm có khả năng hạn chế dịch bệnh, môi trường ao nuôi ổn định, màu nước ít thay đổi, PH ổn định, các khí độc không vượt quá ngưỡng cho phép, giảm sự phát triển của vibrio trong nước nên hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều đánh giá rất cao mô hình: tôm phát triển tốt, kích cỡ đồng đều, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay, đề xuất nhân mô hình áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Related news
Nếu như tôm giống là thế mạnh của nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Thuận thì việc nuôi cá lồng bè cũng đang có chiều hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích
Về xã vùng sâu Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An tìm hiểu mô hình đa canh khá thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay trên rốn lũ Đồng Tháp
Để nâng cao hiệu quả từ nghề nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, thời gian qua, Mô hình “nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp