Tồn trữ cà phê thế giới cuối vụ 2015/16 sẽ thấp nhất 4 năm

USDA nhận định, tồn trữ cà phê cuối niên vụ tới sẽ giảm xuống 31,5 triệu bao loại 60 kg, mức thấp chưa từng có kể từ vụ 2011/12, bởi sự sụt giảm mạnh ở Brazil, nước sản xuất hàng đầu thế giới, xuống chỉ 4,3 triệu bao.
USDA cũng hạ dự báo về tồn trữ của Brazil cuối vụ 2014/15 xuống 5,8 triệu bao, từ mức 6,9 triệu bao dự báo hồi tháng 12 năm ngoái, với lý do xuất khẩu tăng.
Sản lượng cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng lên 152,7 triệu bao trong niên vụ tới, từ mức 146,3 triệu bao niên vụ 2014/15, do sản lượng của Brazil tăng lên 52,4 triệu bao từ mức 51,2 triệu bao, và của Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – tăng lên 28,6 triệu bao từ mức 28,2 triệu bao.
Sản lượng arabica – được sử dụng phổ biến để rang xay - của Brazil sẽ tăng 3,8% lên 38 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi sau niên vụ trước đó bị hạn hán.
Sản lượng robusta – thường được sử dụng trong sản xuất cà phê hòa tan – sẽ giảm 2,6 triệu bao xuống 14,4 triệu bao do “mưa dưới mức trung bình và nhiệt độ trên mức trung bình” ở Espirito Santo, nơi trồng nhiều robusta nhất của Brazil.
Sản lượng cà phê Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới - niên vụ 2015/16 dự báo sẽ tăng 400.000 bao lên 28,6 triệu bao bởi năng suất cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi. Từ tháng 1 đến tháng 3/2015, khu vực Tây Nguyên bị hạn hán và nắng nóng. Nhưng mưa đã đến từ tháng 4 và thuận lợi cho việc nở hoa và sự phát triển của quả. Diện tích trồng dự báo sẽ không thay đổi so với năm ngoái, bởi diện tích tăng nhẹ ở Lâm Đồng và Đak Nông, nhưng lại giảm nhẹ ở Gia Lai. Trên 95% sản lượng sẽ là robusta. Xuất khẩu dự báo sẽ tăng 500.000 bao lên 25,5 triệu bao, trong khi tồn trữ sẽ vẫn giữ ở mức như cuối niên vụ trước.
Sản lượng cà phê Việt Nam – thống kê và dự báo (ĐVT: triệu bao loại 60 kg)
Tại nước sản xuất lớn thứ 3, Colombia, dự báo sản lượng sẽ tăng lên 13 triệu bao, mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ, bởi nỗ lực chống lại bệnh gỉ lá đã mang lại hiệu quả như mong đợi. Bệnh gỉ lá đã làm sản lượng của Colombia giảm 40% kể từ đầu niên vụ 2008/09.
Tại nước sản xuất lớn thứ 4, Indonesia, và nước sản xuất lớn thứ 6, Honduras, sản lượng sẽ cao kỷ lục, lần lượt 11 triệu bao và 5,9 triệu bao.
Tại Indonesia, thời tiết thuận lợi trong giai đoạn cây ra hoa và kết trái sẽ giúp sản lượng tăng 2,2 triệu bao so với năm ngoái, trong khi ở Honduras bệnh gỉ lá được chữa trị sẽ giúp sản lượng tăng 700.000 bao.
Tiêu thụ cà phê thế giới cũng sẽ tăng mạnh, lên 147,7 triệu bao trong niên vụ 2015/16, và thị trường sẽ dư thừa 5 triệu bao, cao hơn mức dư thừa 290.000 bao vụ 2014/15.
Dự báo của USDA về cung – cầu cà phê thế giới (triệu bao loại 60 kg/bao)
Related news

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường… Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đều có một vụ mùa thắng lợi.

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.

Ông Nguyễn Văn Tính ở xã Long Trung (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: “Tôi trồng công 5 sầu riêng Ri 6 cho trái rải vụ bán từ đây tới tết Nguyên đán. Vừa rồi bán được 2 tấn thu lời trên 100 triệu đồng. Mấy năm nay hầu như năm nào sầu riêng vụ nghịch giá rất cao, có khi giá cao gấp đôi so với chính vụ. Tuy nhiên, vườn nhà tôi mới thu hoạch cách mấy ngày mà giờ giá còn tiếp tục tăng làm tui mất mấy chục triệu đồng tiền lời”.

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.