Tôm Việt đắt khách tại Hàn Quốc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, từ đầu năm tới 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 179 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của tôm Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của tôm Việt Nam, chiếm 10,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Năm nay, mặc dù không tăng mạnh, nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay. Chỉ tính riêng trong quý II, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 91,2 triệu USD, tăng 4,9%.
Hàn Quốc nhập khẩu ít tôm sú từ Việt Nam. Xuất khẩu tôm sú Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 4,9% trong tổng cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc, tôm chân trắng chiếm 83%, còn lại tôm biển chiếm 12,1%.
Xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú Việt Nam sang Hàn Quốc đều tăng trong đó giá trị xuất khẩu tôm sú tăng mạnh hơn 24,8%, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng chỉ tăng 1,9%. Xuất khẩu tôm sú chế biến sang Hàn Quốc tăng mạnh gần 62%. Trong tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc, xuất khẩu tôm khô sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất 194%.
Việt Nam được miễn thuế tôm nhập khẩu vào Hàn Quốc với hạn ngạch 10.000 tấn/năm, đến 2020 là 15.000 tấn/năm. Nhưng hiện tại, Việt Nam mới tận dụng được 2.500 tấn/năm. Để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi do Hiệp định thương mại tự do Việt - Hàn (VKFTA) mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao ý thức chủ động tiếp cận thông tin về VKFTA để lựa chọn các ưu đãi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm thị phần lớn gần 52%. Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với tôm Trung Quốc, Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế được miễn thuế nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc trong khi Ecuador chịu thuế 20%, Thái Lan 10%, Trung Quốc 15%, Ấn Độ 10% đối với sản phẩm tôm HS 030617.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 8 trên thế giới. Nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc tăng trưởng ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng khoảng 2,6% tổng nhập khẩu tôm toàn thế giới.
Related news
Với những ưu điểm như độ bền và năng suất cao, dễ dàng di chuyển, có thể nuôi với thể tích lớn… lồng HPDE đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi biển công nghiệp
Nhum sọ hay cầu gai sọ dừa, tên khoa học là Tripneustes gratilla thuộc họ Toxopneusstidae, nhóm cầu gai đều Regularia, lớp cầu gai Echinoidae
Mô hình đang được cán bộ kỹ thuật và người dân chăm sóc cẩn thận. Dự kiến, sau 7 tháng nuôi tôm đạt kích cỡ thu hoạch ≥ 40 g/con, tỷ lệ sống ≥ 50%