Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Thẻ Chân Trắng - Cứu Cánh Của Người Nuôi Tôm

Tôm Thẻ Chân Trắng - Cứu Cánh Của Người Nuôi Tôm
Publish date: Saturday. October 1st, 2011

Hiện có nhiều thông tin trái chiều về hiệu quả cũng như tác hại của con tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thành công với con tôm thẻ chân trắng và xem đối tượng này như là cứu cánh của người nuôi tôm.

Đổi đời nhờ… tôm thẻ

Cũng như các tỉnh thành phát triển nghề nuôi tôm biển khác ở ĐBSCL, Tiền Giang cũng bắt đầu bằng con tôm sú. Trong những năm đầu, con tôm này đã mang lại hiệu quả khá cao cho người nuôi tôm, nhiều căn nhà khang trang trong vùng nước lợ Gò Công đua nhau mọc lên do con tôm sú mang lại. Thế nhưng, càng về sau con tôm sú càng bộc lộ nhiều nhiều yếu điểm của nó, bởi thời gian nuôi kéo dài, vòng vốn quay chậm, tỷ lệ dịch bệnh tăng cao,…

Thực tế cũng cho thấy, nhiều hộ gia đình nuôi tôm ăn nên làm ra vì tôm sú, rồi điêu đứng cũng vì tôm sú. Thậm chí, nhiều người nuôi tôm tỏ ra “sợ hãi” con tôm sú vì lãi ít thua nhiều. Ông Lê Thanh Tùng, người nuôi tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, trước đây thấy nhiều người nuôi tôm sú giàu to nên ông dành toàn bộ mấy công đất nhà đào ao nuôi tôm sú. Vậy mà, càng nuôi gia đình ông lại càng ngập sâu vào nợ nần, nào là nợ ngân hàng, nợ tiền thức ăn, thuốc, giống của các đại lý tổng cộng tới vài trăm triệu đồng. Khi đó, ông tính bán hết mấy ao tôm để trả nợ, nhưng lần này may mắn đã mỉm cười với ông Tùng khi ông quyết định vay mượn tiền bạc đánh cược với số phận bằng cách nuôi tôm thẻ. Qua hơn 2 tháng trời hồi họp chăm sóc, theo dõi sự phát triển của con tôm thẻ, cuối cùng ao tôm thẻ đầu tiên của ông Tùng đã thu hoạch, tính ta tới 8 tấn tôm/ha, cao hơn hẳn tôm sú. Trên đà thắng lợi, ông Tùng vừa trả nợ vừa để dành vốn tiếp tục nuôi tôm thẻ. Chỉ sau vài vụ nuôi tôm thẻ, ông Tùng đã trả hết nợ và bắt đầu tích luỹ vốn.

Còn ông Lại Văn Tính, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) là người nuôi tôm thẻ chân trắng thành công với lợi nhuận hàng tỷ đồng suốt 3 năm qua, khi mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bắt đầu cho phép thả nuôi tôm thẻ đại trà ở ĐBSCL. Và vụ tôm năm nay, anh Tín lại tiếp tục thắng lợi lớn với con tôm thẻ này. “Tôi có 5 ao nuôi tôm thẻ với diện tích gần 2,5 ha. Năm nay, tôi đã thu hoạch vụ một vụ tôm thẻ được 22 tấn tôm cỡ 60 - 70 con/kg, bán với giá 112.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả các chi phí đầu vào như thức ăn, giống, nhân công, nhiên liệu,… tôi còn lời 50% (khoảng 1,3 tỷ đồng)”, ông Tính vui vẻ cho biết.

Theo ông Đinh Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND xã Phước Trung, khi tôm thẻ chính thức được cho nuôi ở Tiền Giang, nó đã nhanh chóng trở thành cứu cánh cho những người đang ôm nợ vì tôm sú.

Tôm thẻ… ăn đứt tôm sú

Làm bài toán so sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ, ông Lại Văn Tính khẳng định tôm thẻ chân trắng hơn hẳn tôm sú, bởi thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn chỉ khoảng 45 - 50 ngày tuổi đã có thể xuất bán và mang lại lợi nhuận cho người nuôi. Khi tôm về đích đúng ngày đúng tháng tối thiểu là 2,5 tháng, tôm thẻ sẽ đạt kích cỡ khoảng 100 con/kg, năng suất bình quân 8 - 10 tấn/ha. Với giá bán hiện nay ngay tại ao là 80.000 - 85.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), sau khi trừ hết chi phí, nông dân lời 40.000 - 45.000 đ/kg.

“Thời gian gần đây, người nuôi tôm thẻ khu vực này đã thả giống với mật độ thấp khoảng 50 - 80 con/m2 so với trước đây là hơn 100 con/m2, nên việc chăm sóc, quản lý ao nuôi thẻ cũng không quá khó khăn. Thực tiễn cũng cho thấy, thẻ cũng ít phát sinh dịch bệnh, tỷ lệ nuôi thành công cao hơn tôm sú”, ông Tính cho biết.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây là địa phương có nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ thuộc tỉnh Tiền Giang cũng khẳng định: “Tôm thẻ chân trắng ít dịch bệnh hơn tôm sú, nuôi được nhiều vụ hơn, lợi nhuận cũng cao hơn tôm sú. Thực tế tại địa phương, số hộ chuyển từ tôm sú sang tôm thẻ ngày càng nhiều”.

Theo ông Nguyễn Văn Quí, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), con tôm thẻ tỏ ra có hiệu quả kinh tế lớn nên bây giờ mà cấm dân nuôi là rất khó, bởi hiện nay diện tích tôm thẻ phát triển rất mạnh ở Gò Công Đông nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung. Thực tế cũng cho thấy, con tôm thẻ chân trắng đã góp phần đáng kể trong tổng lượng tôm hàng hoá cũng như đem lại giá trị kinh tế lớn cho địa phương cũng như cả tỉnh, trong khi đó thời gian qua con tôm sú lại bộc lộ nhiều rủi ro. Mặt khác, đã hơn 3 năm phát triển nhưng những lo ngại ở con tôm thẻ như hội chứng taura, gây huỷ hoại đa dạng sinh học thì chưa xảy ra ở địa phương. Hơn nửa, hiện nay cũng chưa có tài liệu khoa học chính thức nào công bố những tác hại này ở Việt Nam.

“Nếu cấm nuôi tôm thẻ chân trắng thì chắc chắn hàng ngàn hecta nuôi tôm ở Gò Công Đông (Tiền Giang) cũng như các tỉnh lân cận sẽ bỏ hoang vì đa số người nuôi tôm không còn mặn mà với con tôm sú”, ông Quí khẳng định.

Cũng chính vì những ưu điểm của tôm thẻ nói trên mà trong hơn 3 năm qua diện tích nuôi thẻ tại Tiền Giang tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, năm 2008 diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ có 367,79 ha, năm 2009 tăng lên 532,44 ha, năm 2010 là 1.338,2 ha, và đến thời điểm này diện tích nuôi thẻ trên toàn tỉnh đã là 1.595,8 ha với gần 2.000 hộ nuôi.


Related news

Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa

Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.

Monday. January 26th, 2015
Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm

So với nhiều trang trại trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình hay Lương Tài, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của chị Trần Thị Bình ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bão và hộ anh Đoàn Trọng Duẩn thôn Tử Nê, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du được đầu tư rất bài bản, quy mô và hiệu quả.

Monday. January 26th, 2015
Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

Monday. January 26th, 2015
Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

Monday. January 26th, 2015
Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Monday. January 26th, 2015