Tôm nuôi bị ảnh hưởng thế nào khi nắng nóng?
Hỏi: Khi thời tiết nắng nóng, tôm nuôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? (Cao Văn Anh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
Trả lời:
Trên thực tế, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26 – 32 độ C, vì thế khi nhiệt độ trên 33 độ C sẽ khiến cho tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôm hoạt động nhiều, mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải nhiều hơn.
Ngoài ra, nắng nóng khiến các loại cây cỏ thủy sinh trong ao chết đi, môi trường phú dưỡng hơn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ, màu nước đậm… Tất cá khiến vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ hơn, gây bệnh cho tôm như: tôm bị đứt râu, bệnh phân trắng, phân xốp, nước phát sáng…; tôm nổi đầu về đêm do thiếu ôxy, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt…
Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh chết sớm (EMS). Ngoài ra, những yếu tố môi trường ao nuôi càng thay đổi đột ngột hơn, khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Cụ thể, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ trên bờ xuống ao nuôi làm giảm pH, nhiệt độ phân tầng… dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh và chết đột ngột.
Hỏi: Làm thế nào để giảm độ mặn trong ao tôm nuôi hiệu quả? (Huỳnh Minh Thái, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
Trả lời:
Để nhận biết được độ mặn ở trong ao gặp các vấn đề cần kiểm tra bằng thiết bị, máy đo độ mặn để có thể chắc chắn độ mặn trong ao nuôi tôm tăng. Để giảm độ mặn cho ao thực hiện như: Xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo. Thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày.
Dùng quạt gió, tăng ôxy để tôm có thể phát triển. Giữ mực nước sâu từ 1,2 m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao để hạn chế sự tăng nhiệt. Với những ao có độ mặn cao, tốt nhất là nên có ao lắng để lọc nước, điều chỉnh độ mặn thích hợp trước khi cho vào ao.
Trong quá trình chăm sóc quản lý, có thể tùy theo tình hình thời tiết, mà tăng giảm lượng thức ăn một cách hợp lý, tránh gây dư thừa lại làm ô nhiễm ao nuôi, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Không nên trực tiếp lấy nước từ kênh mương vào ao nuôi mà phải có ao lắng diện tích 15 – 20% so với ao nuôi và độ sâu tối thiểu 1,5 m, để có đủ nước cấp cho ao nuôi. Để lắng và xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao nuôi.
Related news
Phân tích trong phòng thí nghiệm và trình diễn quy mô phòng thí nghiệm này làm nổi bật các điều kiện xử lý ép đùn quan trọng nhằm sản xuất thức ăn chăn nuôi RAS
PCR là từ viết tắt của Polymerase Chain Reaction. Nó là một công cụ rất mạnh cho phép người ta phát hiện ra lượng DNA rất thấp. Cốt lõi của nó là một loại enzym
Khi nguồn cung bột cá, dầu cá dần cạn kiệt, nhiều sinh vật biển khác có tiềm năng trở thành nguyên liệu thức ăn thủy sản cần thiết thay thế.