Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Khô Vinh Kim Cạn Kiệt Nguồn Nguyên Liệu

Tôm Khô Vinh Kim Cạn Kiệt Nguồn Nguyên Liệu
Publish date: Thursday. June 19th, 2014

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Với điều kiện tự nhiên 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước lợ trong năm nên các kênh rạch huyện Cầu Ngang, nhất là xã Vinh Kim rất thích nghi với loài tôm bạc đất sinh sản và phát triển. Từ nguồn lợi thiên nhiên ưu đãi, nhiều nông dân xã Vinh Kim đã mạnh dạn đầu tư lên bờ bao ngạn trên diện tích đất trồng lúa để nuôi nhử tôm, cá tự nhiên kết hợp trồng lúa đem lại nguồn thu đáng kể.

Bình quân mỗi hécta đất trồng lúa khi được đào mương lên bao ngạn thì mỗi tháng người dân đặt xà ngôn, đặt lú… thu được ít nhất là 20kg tôm bạc đất. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguyên liệu làm tôm khô của xã Vinh Kim đang dần khánh kiệt, bởi đất sống của con tôm bạc đất đang bị con tôm sú, tôm thẻ chân trắng tấn công.

Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Kim cho biết: Do vùng biển Cầu Ngang nằm giữa 2 cửa sông Cổ Chiên và Cung Hầu, tại đây có thêm 2 con sông Chà Và, Thâu Râu nối từ biển vào đồng nên 06 tháng ngọt, 06 tháng nước lợ là điều kiện để cho con tôm bạc đất sinh sản và phát triển rất nhiều. Trước đây, toàn xã có hơn 3.000 hộ dân chuyên trồng lúa mùa kết hợp với khai thác nguồn tôm bạc đất thì đã có khoảng 80% hộ dân có cuộc sống ổn định, khá lên nhờ con tôm bạc đất.

Hai năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã chuyển sang nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng công nghiệp. Chính vì thế, nguyên liệu chế biến tôm khô ngày càng giảm, một số hộ dân làm nghề sản xuất tôm khô chuyển sang làm các dịch vụ khác như chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán… Tính đến thời điểm này, trên địa bàn xã chỉ còn có 01 hộ ngụ ấp Chà Và còn gắn bó với nghề chế biến tôm khô.

Bà Trần Thị Khâm, một trong những hộ đã gắn bó với nghề chế biến tôm khô hơn 30 năm qua ở ấp Chà Và cho biết: Những năm gần đây, nguồn nguyên liệu tôm bạc đất để chế biến tôm khô đã giảm rất mạnh, tôm đánh bắt theo con nước không còn nhiều, nguồn nguyên liệu bây giờ chủ yếu là từ nguồn đóng đáy nhưng cũng chẳng bao nhiêu. Bình quân bà thu mua từ 10 - 20 kg/ngày tôm nguyên liệu bạc đất, giảm 50% so với trước.

Tôm khô Vinh Kim sử dụng con tôm bạc đất được đánh bắt bằng lú, đáy, xà ngôn,… Giá tôm nguyên liệu thu vào hiện nay đang đứng ở mức từ 40.000 - 100.000 đồng/kg tùy theo tôm lớn hay nhỏ. Để có được 01kg tôm khô thành phẩm phải cần đến 10kg tôm tươi. Hiện tại tôm khô đặc sản loại 01 trên 01 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 có giá 500.000 - 700.000 đồng/kg.

Theo bà Khâm, tôm khô chế biến qua nhiều công đoạn: chọn tôm, luộc đúng lửa, phơi đúng cách và đúng độ nắng. Để phơi tôm khô đạt yêu cầu, sân phơi phải tráng bằng ximăng, đổ tôm trên sân nên tôm khô giữ nguyên màu đỏ, không bị bủn hoặc gãy.

Tôm khô Vinh Kim được sản xuất từ con tôm bạc đất trên các cánh đồng lúa - tôm, kênh rạch tự nhiên ở các xã lân cận như Vinh Kim, Kim Hòa, Hiệp Hòa, Mỹ Hòa… Thời vụ nuôi nhử từ tháng 10 đến hết tháng 3 âm lịch năm sau. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Trí, con tôm bạc đất ở Vinh Kim đang mất dần do con tôm sú, tôm thẻ chân trắng tấn công.

Nếu như trước đây diện tích nuôi nhử tép tự nhiên của xã khoảng 1.760ha thì nay chỉ còn lại khoảng nửa diện tích. Chính con tôm sú, tôm thẻ chân trắng đã và đang làm diện tích đất trồng lúa mùa kết hợp nuôi nhử tôm tép tự nhiên ở các ấp Chà Và, Giồng Lớn, Cà Tum A, Thôn Rôn của xã đang giảm mạnh từng ngày.

Bên cạnh việc các hộ dân nuôi tôm công nghiệp sử dụng nhiều loại thuốc nông dược, diệt giáp xác, cá tạp, sử dụng thuốc cá để diệt cá tạp trong ao khi xả ra môi trường đã làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống và sinh sản của con tôm bạc đất.

Để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nghề chế biến tôm khô ở địa phương, xã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên phá vỡ quy hoạch diện tích đất trồng lúa mùa kết hợp với nuôi nhử tôm tép tự nhiên để chuyển sang nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Nếu ồ ạt phá vỡ quy hoạch thì địa phương sẽ mất hẳn vùng đất sản xuất lúa và cả con tôm bạc đất và liệu con tôm thẻ chân trắng, tôm sú có phát triển bền vững không?


Related news

Hà Tĩnh Trở Thành Điểm Sáng Về Phát Triển Nông Nghiệp - Nông Thôn Hà Tĩnh Trở Thành Điểm Sáng Về Phát Triển Nông Nghiệp - Nông Thôn

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Wednesday. July 23rd, 2014
Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.

Tuesday. April 1st, 2014
Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Tuesday. April 1st, 2014
Bò Tơ Có Giá Bò Tơ Có Giá

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Wednesday. July 23rd, 2014
Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Ninh Bình Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Ninh Bình

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Tuesday. April 1st, 2014