Tôm hùm chết hàng loạt nghi do tảo độc
Cụ thể, vùng nuôi tại thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương có mật độ lồng nuôi rất dày dẫn đến hiện tượng ô nhiễm cục bộ. Thêm vào đó, những ngày qua, thời tiết có hiện tượng nắng nóng bất thường, cường độ ánh sáng mạnh, phát sinh hiện tượng tảo nở hoa tại một số vùng nuôi, khiến nước thiếu ôxy nghiêm trọng dẫn đến tôm bị chết ngạt.
Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi, Trạm Thú y TX Sông Cầu đề nghị UBND các xã, phường có nuôi thủy sản trên địa bàn theo dõi sát tình hình nuôi tôm hùm tại địa phương, báo cáo kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.
Các hộ nuôi nên sang thưa mật độ tôm trong lồng khoảng 30 - 35 con/lồng đối với tôm hùm bông, 60 - 70 con/lồng đối với tôm hùm xanh và 70 - 80 con/lồng đối với tôm hùm Tề Thiên; vệ sinh lưới lồng để tăng cường quá trình trao đổi nước qua lồng nuôi; di chuyển lồng nuôi đến nơi thông thoáng, có lưu tốc dòng chảy tốt, điều chỉnh độ sâu thích hợp đáy lồng phải cách đáy biển tối thiểu 2m để tăng lượng ôxy hòa tan trong nước.
Người nuôi cần tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn.
UBND các xã, phường tổ chức thu gom xác tôm cá bị chết mang vào bờ đem chôn hoặc đốt nhằm hạn chế việc ô nhiễm vùng nuôi. Về giải pháp lâu dài, UBND các xã, phường phải có biện pháp quản lý, bố trí lồng bè nuôi đúng theo phương án phân vùng mặt nước biển nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt...
Trước đó, trong 2 ngày 10-11/6, tôm hùm nuôi tại vùng nuôi thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương bị chết hàng loạt. Tỉ lệ tôm hùm chết từ 60 - 70%, có một số lồng nuôi tỉ lệ chết lên đến 90 - 100%. Đặc biệt, các lồng nuôi có hiện tượng tôm chết chủ yếu tập trung tại nơi nước có dòng chảy kém, mật độ lồng, bè và số tôm nuôi dày.
Theo thống kê sơ bộ, đến ngày 12/6, khoảng 29 hộ nuôi bị thiệt hại với tổng số 5 tấn tôm hùm bông, kích cỡ trung bình từ 0,4 - 0,8kg/con; 2,5 tấn tôm hùm xanh, kích cỡ từ 0,15 - 0,25kg/con…
Related news
Các hộ nuôi ếch hiện nay đang áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi mới và mang lại kết quả rất khả quan, tỷ lệ sinh sản phát triển vượt trội hơn so với cách nuôi truyền thống.
Cơ quan Quản lý Chất lượng sản phẩm thủy sản quốc gia Hàn Quốc (NFQS) vừa thông báo chấp thuận thêm 6 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam vào danh sách được phép XK vào Hàn Quốc.
Như vậy đến nay, đã có tổng cộng 57 cơ sở chế biến cá tra Việt Nam được phép XK sang Mỹ. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh XK cá tra sang Mỹ trong thời gian tới. Bởi ở thị trường Mỹ, thị phần cho cá tra Việt Nam vẫn còn khá lớn.