Tôm hùm chết hàng loạt, dân điêu đứng

Bên cạnh đó, giá tôm cũng giảm mạnh.
Ông Võ Văn Thành, hộ nuôi tôm ở thôn Tây, xã An Vĩnh, than thở: “Gia đình nuôi 1.500 con tôm hùm, hiện mỗi con đạt trọng lượng 0,3-0,4 kg.
Mấy ngày nay bỗng nhiên tôm lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Tôi đã kiểm tra và xử lý vệ sinh lồng nuôi nhưng tôm vẫn tiếp tục chết”.
Theo ông Thành, với giá tôm giống nhập về 320.000-350.000 đồng/con, mỗi ngày 4-5 con tôm giống chết là người nuôi lỗ bạc triệu.
Đó là chưa kể giá tôm thương phẩm liên tục giảm, hiện chỉ bằng nửa giá cùng kỳ năm ngoái nên người nuôi tôm đứng ngồi không yên. “Toàn bộ vốn liếng vay mượn đều đổ vào các lồng tôm, bây giờ tôm chết chúng tôi chỉ có nước sạt nghiệp” - ông Thành lo lắng.
Tình trạng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người nuôi hoang mang.
Nhiều hộ nuôi tôm khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Ông Lê Văn Tám ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho hay gần một tháng nay tôm hùm có hiện tượng bỏ ăn rồi chết. “Nếu không tìm ra nguyên nhân tôm chết thì nguy cơ người nuôi thua lỗ, trắng tay là hiện hữu”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Đôi, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện, xác nhận gần một tuần qua hộ nào cũng có tôm chết.
Tôm chết chủ yếu có trọng lượng từ 0,3 kg/con đến gần 0,5 kg/con.
Tôm chết chủ yếu có trọng lượng từ 0,3 kg/con, có con trọng lượng gần 0,5 kg.
Còn ông Trương Đình Nho, Phó trạm Thú y huyện Lý Sơn, nói sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng tôm chết, trạm đã phối hợp với cơ quan liên quan xuống tận địa bàn để tìm hiểu nguyên nhân.
Qua tìm hiểu cho thấy một số hộ mua tôm giống không rõ xuất xứ, thả nuôi không thực hiện đúng quy trình nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Mặt khác, khi tôm bị bệnh không kịp thời phát hiện nên tôm có dấu hiệu bệnh đầu sữa dẫn đến chết hàng loạt.
“Nhưng cũng có khả năng tôm chết do bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, khả năng thiếu ôxy cục bộ ở tầng đáy, cộng với vùng nuôi đang có nguy cơ ô nhiễm bởi thức ăn thừa nên tôm chết nhiều”, ông Nho nói.
Related news

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.

Vào ngày cuối cùng của năm, 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.

Giá dầu giảm sâu, giá hải sản giữ ổn định là động lực, niềm vui lớn để ngư dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đưa tàu vươn khơi bám biển. Với những điều kiện thuận lợi trên, ngành nông nghiệp dự báo khai thác thủy sản sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong thời gian tới.

Năm 2015, HTX tiếp tục chăm lo lợi ích, nâng cao lợi nhuận cho thành viên và đề ra chỉ tiêu kết nạp thêm 10 hộ thành viên mới, huy động thêm vốn điều lệ từ 900 triệu lên 1 tỉ đồng, mua bảo hiểm cho 90% người tham gia HTX, sản xuất cá thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 2.000 tấn, có 100% thành viên được học tập kỹ thuật nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu lợi nhuận chung của HTX lên 4 tỉ đồng…