Tỏi Mồ Côi Giá 700.000 Đồng Mỗi Kg

Tỏi một tép (còn gọi là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng và mua với giá gấp 7 lần loại thông thường.
Trước đây, tỏi Lý Sơn đắt đỏ, sốt hàng vào mỗi dịp cận kề tết Nguyên đán, còn nay người tiêu dùng trong nước lẫn du khách mua vào mọi thời điểm trong năm.
Người dân ở đảo Lý Sơn cắt tỉa bỏ lá, rễ, phân loại củ tỏi cô đơn sau khi thu hoạch ở ngoài đồng mang về nhà.
Tỏi một tép không phải giống chuyên biệt, mà tự nhiên hình thành trong quá trình sinh trưởng của những cây tỏi thông thường. Thay vì có rất nhiều tép, mỗi củ chỉ có duy nhất một tép.
Lão nông Phạm Thoại Tuyền ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho biết đất càng cằn cỗi, mất mùa, loại tỏi đặc biệt này lại càng có nhiều. Thuở trước người dân trên đảo trồng chủ yếu dùng phân xanh và nước biển, không được tốt tươi như bây giờ, nhưng sản lượng tỏi một tép lại cao.
Ngày nay, mỗi sào 500m2 cho thu hoạch khoảng 600kg thì chỉ khoảng 2 kg, nhiều nhất cũng chỉ 5kg tỏi một tép.
"Do khan hiếm, tỏi cô đơn này lại cho tinh dầu cao, trải qua nhiều thế hệ người dân xứ đảo xem là dược liệu quý có lợi cho sức khỏe nên giá cả ngày càng đắt đỏ, có thời điểm lên gần 1 triệu đồng mỗi kg nhưng không có để bán", ông Tuyền cho hay.
Bà Tư, chủ gian hàng hành tỏi ở khu vực cảng Lý Sơn cho biết những năm gần đây, du khách đến tham quan trên đảo liên tục đặt hàng tỏi cô đơn để mang về ngâm rượu thuốc nhưng không phải mùa nào cũng có. " Cách đây vài hôm, tôi gom mua được khoảng 10 kg tỏi cô đơn, bán mỗi kg 700.000 đồng mới đầu buổi sáng đã hết vèo. Nhiều người không mua được cảm thấy tiếc nuối vì loại tỏi đặc biệt này ở gian hàng của tôi đã hết đành hẹn mùa sau", bà Tư bộc bạch.
Theo người dân Lý Sơn, sau khi thu hoạch mang từ ngoài đồng về nhà, cây tỏi được cắt tỉa hết lá, rễ cho sạch đất cát, phân loại củ tỏi một tép, phơi riêng tránh lẫn lộn với tỏi thông thường. Sau khi phơi khoảng 20 đến 25 ngày, tỏi một tép tróc lớp vỏ ngoài trắng tinh, người dân cho vào bao bảo quản để bán dần cho du khách. Tỏi thông thường ở đảo Lý Sơn vốn dĩ có vị thơm nồng, tỏi cô đơn nơi đây càng có hương vị cay thơm đặc biệt hơn.
Nghệ nhân Võ Hiển Đạt còn nhớ như in, những năm 1960, bến cảng ở đảo Lý Sơn lúc nào cũng tấp nập các thương thuyền chờ tiếp nhận củ hành, tỏi đưa đi tiêu thụ khắp nơi Sài Gòn, Thừa Thiên Huế.
"Hồi đó không có phân bón hóa học như bây giờ nên mùa thu hoạch nào cũng cho nhiều tỏi cô đơn (một tép). Thời ấy do khan hiếm nên mỗi kg tỏi quý có khi đổi cho tiểu thương các nơi được chừng 200 đến 300 kg gạo. Sau khi bán tỏi, các tàu chở vải vóc, lương thực mang về trao đổi với người dân trên hòn đảo này", ông Đạt kể.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng & Phát triển nông thôn, huyện đảo Lý Sơn cho biết thêm, do chưa thể tìm ra phương thức trồng đại trà trên đồng ruộng ở đảo nên loại tỏi cô đơn này ngày càng trở nên khan hiếm, đắt đỏ. 3 năm trước, giá mỗi kg tỏi cô đơn Lý Sơn chỉ khoảng 100.000 đồng giờ thì đã tăng đến 700.000 đồng, nếu đưa vào bán ở các siêu thị lớn thì có khi giá đã vọt lên hơn 1 triệu đồng.
Related news

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.