Toa Thuốc Dùng Để Tẩm Cho Da Gà Dai, Cứng
Nuôi gà đá, gà chọi (gà nòi) hoàn toàn khác với nuôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Để gà không có mỡ, phải cho ăn theo cách riêng: gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc? Một lượng thóc không thay đổi.Vì tiết chế việc ăn như vậy nên gà chọi không có mỡ thừa. Song việc định mức thóc cho gà ăn hàng ngày là việc cực kỳ khó khăn, vì phải tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi con gà. Việc cho ăn này áp dụng từ tháng thứ 3 trở đi và từ đây gà cũng đã được nhốt riêng, có thể nuôi để đem đá chọi.
Nhờ cách cho ăn rất giới hạn, nhưng không quá ít gà mới phát triển thể lực được. Nếu không cho ăn đúng cách thì một là gà mất sức, không phát triển bình thường, lại yếu ớt, hoặc là gà sẽ thừa mỡ, đây là điều hết sức kỵ đối với gà chọi.
Vì lý do đó nên lượng thóc cho gà ăn phải định lượng cho đúng. Chọn thóc cho gà ăn, phải là loại thóc tốt, chắc hạt, nhặt kỹ thóc lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn… nhiều khi phải đếm hạt cho ăn. Nghĩa là phải tính toán chi ly mỗi ngày gà ăn bao nhiêu. Với cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy nên người xưa nuôi gà chọi rất công phu, tỉ mỉ và gà chọi sau thời gian được chăm sóc, cho ăn, cộng với khâu tẩm ướp thuốc thì da thịt gà chọi săn chắc, dai như da voi, cựa thường khó mà đâm thủng.
Toa thuốc dùng để tẩm cho da gà dai, cứng
Để cho da gà dai, cứng, cựa không đâm thủng, trong dân gian thường có những bài thuốc rất công hiệu. Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ xà cừ (100g), củ riềng (100g). Tất cả cho vào hũ ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp từ 2-3 tháng thì da gà dày, dai.
Còn có cách "gọt giũa cựa" chỉ dùng cho gà đá cựa thường ở vùng Bắc bộ (không dùng cựa sắt như ở Nam bộ). Gà đá cựa thường, cựa không mọc dài ra, do người nuôi cứ nướng đỏ sắt tì vào, cho cựa lì đi, chỉ dài độ 1- 1,5cm, chuốt cho sắc, nhưng không nhọn. Đá bằng loại cựa này, gà chọi không bị chết như chơi cựa sắt, mà chỉ bị thương thôi. Và lúc này dùng toa thuốc ăn, tẩm như trên mới có tác dụng
Related news
Hiện tượng cắn mổ lông nhau ở gà mái giai đoạn đẻ trứng (FP) vẫn còn là một mối bận tâm lớn liên quan tới việc chăm sóc. Hiện tượng này có liên quan đến đặc điểm hành vi khác, như sự sợ hãi.
Theo nhóm nghiên cứu, qua thử nghiệm trộn gừng, nghệ và tỏi dạng bột bổ sung trong thức ăn của già giống và gà đẻ cho thấy tỷ lệ đẻ trứng của gà liên tục đựơc cải thiện và tăng từ 4,5 - 6,3%.
Các nhà khoa học Trung Quốc cùng hợp tác với Danisco đã thực hiện nghiên cứu tác động của phytate và phytase* trong dòng luân chuyển chất khoáng nội sinh và các axít amin trong ruột hồi ở gà thịt trong chế độ cho ăn thức ăn tinh chế ở giai đoạn tăng trưởng.
http://chicucthuyhcm.org.vn/new/2011/05/20/Nghien-cuu-ve-vai-tro-cua-cac-loai-chim-hoang-da-trong-viec-lay-lan-cum-gia-cam.aspxMới đây, người ta đã tiến hành gắn máy phát tín hiệu cho các con ngỗng đầu kẻ (Anser indicus) sống tại hồ Qinghai, Trung Quốc. Đây là nỗ lực nhằm tìm hiểu vai trò của các loài chim hoang dại trong dịch cúm gia cầm H5N1.
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) vừa đưa ra cảnh báo về sự biến đổi của virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi đó, dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp khiến người dân lo lắng.