Tổ hợp tác lớn mạnh nhờ quỹ Hội tiếp sức
Tập hợp nông dân vào tổ hợp tác
Nhằm tập hợp ND trồng màu tại địa phương vào sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể để dễ theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ bà con sản xuất tốt hơn, tháng 3.2014, Hội ND xã Tân Phú Thạnh đứng ra thành lập Tổ hợp tác trồng màu Tân Thạnh Tây với 9 thành viên. Ông Võ Văn Sum – Chủ tịch Hội ND xã Tân Phú Thạnh cho biết, khi tập hợp được những hộ trồng màu vào Tổ hợp tác, Hội ND có điều kiện hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ bà con cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả, giúp ND tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết với nhau trong sản xuất.
Việc tập hợp nông dân vào tổ hợp tác sẽ tạo điều kiện cho Hội ND hỗ trợ hội viên thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, các cấp Hội ND trong tỉnh sẽ tích cực vận động, tuyên truyền, hướng dẫn để ND liên kết sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm, qua đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản”.
Ông Châu Minh Tiến – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang
Đến cuối 7.2014, nhằm hỗ trợ vốn cho ND trong tổ sản xuất, Hội ND xã đã lập dự án phát triển mô hình trồng màu sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Dự án được duyệt với số vốn vay 120 triệu đồng/9 hộ. Đến nay, tổ hợp tác đã kết nạp thêm 11 thành viên, nâng tổng số lên 20 thành viên. Các thành viên trong Tổ hợp tác đều đã ổn định sản xuất.
Theo nhiều hộ trong tổ hợp tác, nhờ nguồn Quỹ HTND mà các thành viên trong dự án có điều kiện mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không phải mua chịu bên ngoài với giá cao, yên tâm sản xuất, lợi nhuận cũng cao hơn trước. Bên cạnh đó, tổ viên còn được Hội ND phối hợp ngành khuyến nông tập huấn kỹ thuật trồng màu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thu nhập cao gấp 2 lần làm lúa
Ông Nguyễn Hồng Ngoạn – Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: “Gia đình tôi được vay 20 triệu đồng Quỹ HTND để trồng 6 công màu. Với số tiền này, tôi đầu tư trồng 2 đợt màu là bí và cải xanh. Thu hoạch, sau khi trừ chi phí, gia đình có lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng. Hiện nay, gia đình tôi vẫn giữ diện tích trồng rau màu ổn định, mỗi năm làm khoảng 3 vụ màu, mỗi vụ có thể thu về khoảng 15 triệu đồng/công…”.
Theo ông Đặng Văn Hưởng, hiện các tổ viên của Tổ hợp tác chủ yếu bán rau, màu ở điểm thu mua tập trung tại cầu Rạch Vong. Bà con có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Một số hộ làm lớn thì có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Đây mới là hướng tiêu thụ ổn định. “Thời gian tới, tôi mong rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều hộ tham gia Tổ hợp tác để được bao tiêu sản phẩm. Xã Tân Phú Thạnh có vị trí nằm gần quốc lộ, đường sá tại xã cũng đã được đầu tư hoàn chỉnh, rất dễ để vận chuyển hàng hóa nên thuận lợi hơn cho ND” – ông Hưởng bộc bạch.
Theo Hội ND xã Tân Phú Thạnh, địa phương là vùng đất gò, trồng lúa năng suất thấp lại tiêu tốn nước nhiều, vì vậy khi được phát vay từ Quỹ HTND, bà con có điều kiện chuyển diện tích đất ruộng lúa sang trồng rau, màu. So với lúa, trồng rau, màu cho lãi cao gấp 2-3 lần.
Related news
Từ cuối năm 2015 đến nay, tại xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), sự xuất hiện của hàng triệu con “tôm bay” (châu chấu) lúc đầu làm người dân bất ngờ, lý thú bởi một nguồn thức ăn lớn từ trên trời rơi xuống cho con người và động vật, nhưng nay chúng đã trở thành ác mộng cho người dân và chính quyền.
Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên những năm gần đây nổi tiếng là vùng đất trồng giống cà phê Catimor ngon nhất miền Bắc. Nhờ trồng cà phê, nhiều hộ đã trở nên khấm khá.
Nghề nông, trước nay vẫn được coi là một nghề nặng nhọc bởi công việc đồng áng thường gắn liền với các hoạt động chân tay. Thế nhưng, nhờ những sáng chế hiện đại, công việc ấy đã trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều.