Tổ Chức Hội Thảo Nuôi Tôm Bền Vững

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn (Cà Mau) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm. Tham dự hội thảo có trên 80 đại biểu là hộ nuôi tôm, các chủ sản xuất tôm giống trên địa bàn 2 xã Đất Mới và Hàm Rồng.
Hội thảo báo cáo hiệu quả mô hình nuôi tôm nước đứng của hộ ông Đoàn Thành Công ở xã Đất Mới và mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của hộ ông Nguyễn Tấn Thành, ở xã Hàm Rồng. 2 mô hình trên cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một năm.
Đại biểu được giảng viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng VietGap, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, kỹ thuật nuôi tôm - rừng, nuôi đa canh, nuôi kết hợp… và một số định hướng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, đại diện ngành chuyên môn còn giải đáp một số ý kiến của bà con về cách xử lý nước, cải tạo độ pH, độ kiềm trong ao nuôi, cách sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học phù hợp với từng mô hình nuôi, cách vệ sinh, cải tạo ao đầm sau khi thu hoạch, cách chọn con giống sạch bệnh v.v...
Related news

Nhiều nông dân đã mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới từ việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học trong việc chăn nuôi, sản xuất của mình. Nhờ những ứng dụng này, không chỉ hiệu quả sản xuất tăng cao mà còn mở ra những hướng mới cho người nông dân trong công việc.

Hiện nay, nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thu hoạch su hào, bắp cải vụ Đông. Vụ này, do thời tiết mưa nhiều, một số cây rau màu khác kém phát triển, nên giá bán su hào và bắp cải cao hơn mọi năm từ 2.000 - 4.000 đồng/bắp (củ).

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.