Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tìm được nấm phục linh khủng quý hiếm, 200 triệu chưa bán

Tìm được nấm phục linh khủng quý hiếm, 200 triệu chưa bán
Author: Ngọc Phạm
Publish date: Wednesday. July 20th, 2016

Đó là củ nấm phục linh mà anh Nguyễn Hữu Ánh (33 tuổi, ngụ huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) đang sở hữu. Anh Ánh cho biết, anh không trực tiếp tìm thấy củ nấm này mà những thành viên trong đội đi rừng đã phát hiện ra và mang về. Củ nấm được tìm thấy ở vùng rừng Yên Bái, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trên độ cao hơn 2.000m.

Theo quan sát, củ nấm có bề ngoài không mấy đẹp mắt với những ụ tròn, đường kính bề ngang khoảng 40cm và dài khoảng 35cm. Khi đưa về nhà, anh Ánh vẫn giữ nguyên nhánh cây xuyên qua củ nấm, tất cả có tổng trọng lượng khoảng 18kg. Sau đó, anh đã chặt bớt các nhánh cây và cân thử thì phần nấm còn lại nặng gần 14kg.

“Trước nay, tôi cũng thường bán mặt hàng này nhưng những củ nấm đó có trọng lượng chỉ khoảng vài lạng, tối đa là 1 - 2kg với giá từ 4 - 5 triệu đồng/kg. Theo thông tin anh em trong nghề truyền tai nhau thì từng có người tìm được củ nặng đến 5kg chứ chưa có củ nấm phục linh thiên nào nặng hơn củ này”, anh Ánh cho biết.


Củ nấm nặng khoảng 14kg sau khi chặt bớt nhánh cây.

Cũng theo anh Ánh, anh đã mang củ nấm đi hỏi nhiều nhà đông y và tất cả đều khẳng định đó chính là nấm phục linh quý hiếm, mà cụ thể hơn là phục linh thiên.

Thông qua những ảnh chụp của củ nấm, ông Huỳnh Nguyễn Lộc - Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM khẳng định, đó chính là nấm “phục linh thần”.

Nấm “phục linh” là tên gọi khoa học và từng xuất hiện trong sách cổ Trung Quốc (Bản kinh, Y học khởi nguyên, Lôi công bào chế dược tính giải, Bản thảo cương mục,...). Loại nấm mọc dưới rễ cây thông và một số loại cây thuộc họ thông được gọi là “phục linh thần”.

Còn tên gọi “phục linh thiên” là do nó mọc trên nhánh cây, được thiền sư Trần Ngọc Lâm tự đặt khi phát hiện ra trên dãy Hoàng Liên Sơn. Ông Lâm biết tới loại nấm này sau một thời gian trị bệnh ở Tây Tạng (Trung Quốc) và được một vị thiền sư ở đây truyền lại các bài thuốc bí truyền.

“Mấy năm trước không thấy ai nhắc tới loại nấm này. Cao lắm chỉ có vài người tìm được và cũng chỉ vài củ, nhưng họ để lại dùng chứ không bán. Nấm phục linh thiên mới nổi lên trong khoảng 2 - 3 năm nay và giá cũng không rẻ”, anh Ánh nói.


Cận cảnh củ nấm.

Được biết, hiện đã có hai người chào mua củ nấm phục linh nặng 14kg của anh Ánh với giá 60 triệu đồng và 200 triệu đồng. Tuy nhiên, anh chưa quyết định bán.

Được hỏi về ý định xác lập kỷ lục cho củ nấm đang sở hữu, anh Nguyễn Hữu Ánh cho biết: “Nhiều người cũng kêu tôi đăng ký xác lập kỷ lục hay phá kỷ lục gì đó nhưng tôi lại không rành về các yêu cầu hồ sơ và việc đăng ký như thế nào”.

Trao đổi với PV về trường hợp củ nấm phục linh nặng 14kg này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) từ chối bình luận vì chưa có nhiều thông tin. Song đại diện Vietkings cho biết, trường hợp các cá nhân hay đơn vị muốn biết thông tin về việc phá kỷ lục thì phải gửi hồ sơ về cho Vietkings.

Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký, phiếu phân tích, kiểm định về củ nấm của đơn vị có thẩm quyền, hình ảnh/video và các bài báo nếu có liên quan, và bài viết giới thiệu về đề xuất.

“Khi có hồ sơ, hội đồng của Vietkings sẽ thẩm định để quyết định việc xác lập hay phá kỷ lục”, đại diện Vietkings nói.


Related news

Mất mùa măng cụt Mất mùa măng cụt

Theo ước tính, chỉ riêng ở Đồng Nai đã có trên 60% diện tích măng cụt mất mùa, năng suất giảm 75 - 80%, giá trái cao vẫn không đủ bù lỗ...

Wednesday. July 20th, 2016
Bà Rịa - Vũng Tàu có 100.000ha đất đã kiệt sức Bà Rịa - Vũng Tàu có 100.000ha đất đã kiệt sức

Theo rà soát, đất thoái hóa do xói mòn tập trung nhiều ở khu vực quanh núi Châu Viên, đèo Nước Ngọt (huyện Long Điền) và huyện Tân Thành. Trong đó, huyện Tân Thành có hơn 18.000ha đất thì hơn 12.000ha đã bị xói mòn, khiến nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong canh tác.

Wednesday. July 20th, 2016
Làm gì để dân sống - chết với rừng? Làm gì để dân sống - chết với rừng?

“Không ai bảo vệ rừng tốt bằng người dân. Họ gắn bó nhiều đời với rừng nên hày trao cho họ những nhận thức đầy đủ nhất, khi ấy họ sẽ sống-chết với rừng” - ông Nguyễn Hạnh Minh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP.Sơn La nói.

Wednesday. July 20th, 2016