Tiêu bản rùa da quý hiếm ở Lý Sơn - Quảng Ngãi
Ngày 2/8/2018, một con rùa da bị vướng lưới ngư dân xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đang khai thác thủy sản tại vùng biển ven đảo Lý Sơn và sau đó bị chết. Con rùa da này được giao cho Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn biển Lý Sơn phục dựng. Trong năm 2019, tiêu bản rùa da được phục dựng hoàn thành và hiện lưu giữ tại nhà làm việc Khu Bảo tồn biển Lý Sơn. Mai rùa da dài 1,8 m, rộng 0,8 m, cao 0,45 m.
Ông Huỳnh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc BQL Khu Bảo tồn biển Lý Sơn, cho biết: “Con rùa da này khi còn sống có thể nặng tới 300 kg, khoảng 200 tuổi. Việc phục dựng tiêu bản với mục đích trưng bày, phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đồng thời, tuyên truyền giáo dục cho người dân, du khách”.
Rùa da, địa phương thường gọi ông Tam, Bà Khuế, Ba Khía, tên khoa học là Dermochelys coriacea, là loài rùa biển có kích thước lớn nhất trong số tất cả các loài rùa biển còn sống cho đến ngày nay. Chúng là loài bò sát lớn thứ 4, sau 3 loài cá sấu. Cá thể trưởng thành có thể dài từ 1 - 2 m, nặng khoảng 250 - 700 kg. Rùa da được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xếp vào loài cực kỳ quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ở Việt Nam, trước đây rùa da được tìm thấy nhiều ở dọc vùng ven biển nhưng những năm gần đây loài rùa này rất hiếm gặp.
Đến nay, tiêu bản rùa da này chưa được trưng bày, theo ông Dũng, sẽ chờ đến khi Khu Bảo tồn biển xây dựng nhà quản lý và khu bảo tồn thì tiến hành trưng bày.
Một số hình ảnh cận cảnh tiêu bản rùa da quý hiếm tại Khu bảo tồn biển Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Trang
Related news
Cá trê Phi (Clarias gariepinus) được nuôi phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù đã có nghiên cứu được thực hiện về sự thích hợp
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) (TBD) đã được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản và Australia để thay thế một số loài hàu bản địa đang bị cạn kiệt nghiêm.
Những ngày qua, nông dân ấp Phước Hội, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải phấn khởi bên mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú quảng canh.