Tiềm năng của con trai trong việc phát hiện môi trường nước bị nhiễm khuẩn
Con trai và hai mảnh vỏ là các thiết bị lọc tự nhiên rất hiệu quả và chúng có thể lọc lên đến 5 lít nước mỗi giờ để ăn các cây cực nhỏ cũng như chất dinh dưỡng trong nước.
Các nhà khoa học EPA đang tận dụng khả năng này bằng cách phát triển phương pháp tập trung hiệu quả và chi phí thấp, sử dụng các loài bản địa và xâm lấn, như hến xanh và trai châu Á để thu thập một loạt các mầm bệnh vi khuẩn từ nước.
Các nhà khoa học đang sử dụng những kỹ thuật này ở một số nơi trên khắp nước Mỹ nhằm xác định xem liệu mầm bệnh đơn bào như Cryptosporidium parvum và Toxoplasma gondii có mặt trong nước hay không.
Một số nghiên cứu đang tiến hành sử dụng con trai như lính gác sinh học của ô nhiễm vi khuẩn. Lính gác sinh học là những sinh vật sống đưa ra lời cảnh báo sớm về sự hiện diện của chất gây ô nhiễm đặc biệt trong môi trường sống xung quanh.
Một trong những nghiên cứu này được sử dụng trong hơn hai thập kỷ như là phương tiện để giám sát ô nhiễm hóa học của môi trường nước nhằm thu hút chương trình xem trai hiện tại. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy sự hiện diện của parvum Cryptosporidium và Toxoplasma gondii ở các vùng ven biển California mà trước đây có báo cáo là cái chết của rái cá biển liên quan đến Toxoplasma gondii.
Thông tin thu thập được từ những nghiên cứu này dự kiến sẽ cung cấp cho EPA một sự hiểu biết tốt hơn về mức độ và các nguồn tiềm năng ô nhiễm mầm bệnh trong vùng biển quốc gia của chúng ta. Ngoài ra, nghiên cứu trong tương lai về việc áp dụng trai như một phương tiện bền vững để giám sát các chất gây ô nhiễm khác nhau sẽ dẫn đến một hệ thống giám sát đa hóa học và đa mầm bệnh với chi phí thấp.
Nguồn: epa.gov, 26/03/2016
Biên dịch: NGỌC THƠ
Biên soạn: 2LUA.VN
Related news
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã công bố một bước đột phá trong cuộc chiến chống Hội chứng tử vong sớm (EMS), một nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của tôm bị mắc bệnh tại Thái Lan và khu vực ASEAN.
Sự tăng vọt về dư lượng Oxytetracyclines trong sản phẩm thủy sản châu Á diễn ra đồng thời với sự phát triển của một thử nghiệm hoàn toàn mới về chất kháng khuẩn này.
Để phòng bệnh trên tôm nước lợ, cần nghiên cứu thay thế thuốc kháng sinh, nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư và thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất tôm giống.