Tích Cực Chăm Sóc Lúa Xuân

Bộ NN&PTNT vừa có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, TP về chỉ đạo chăm sóc lúa đông xuân 2014 - 2015 trong điều kiện thời tiết ấm.
Theo đó, các địa phương cần đảm bảo đầy đủ nước dưỡng lúa, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh và duy trì nước trong ruộng suốt thời gian sinh trưởng của lúa. Đối với ruộng lúa sinh trưởng kém, biểu hiện thiếu dinh dưỡng có thể bón tăng lượng đạm khoảng 10% để thúc đẩy sinh trưởng và đẻ nhánh.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trên, đặc biệt đối với các trường hợp gieo cấy sớm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo Bộ NN&PTNT, số liệu tổng tích ôn 3 tháng từ tháng 12/2014 đến hết tháng 2/2015 vượt trung bình nhiều năm khoảng 790C, gần tương đương với vụ đông xuân ấm điển hình năm 1990 - 1991. Dự báo trong tháng 3, tháng 4, nhiệt độ bình quân tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,00C.
Thời tiết ấm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa vụ đông xuân 2014 -2015, đặc biệt diện tích lúa được gieo cấy sớm, diện tích lúa bị khô hạn thiếu nước, chăm bón không kịp thời sẽ có nguy cơ phân hóa đòng và trỗ bông sớm, có thể gặp rét cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Thống kê ban đầu khu vực miền Bắc có khoảng trên 100.000ha lúa gieo cấy sớm bao gồm trà xuân sớm, xuân trung và diện tích sử dụng giống ngắn ngày, gieo mạ dược, cấy sớm trước tiết Lập xuân (4/2). Đây là những diện tích có nguy cơ giảm năng suất, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo trong điều kiện thời tiết ấm như năm nay.
Related news

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.

Một trong những hộ nuôi ong mật thành công trên địa bàn huyện là là anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Tân Tiến. Hiện anh Thanh đang sở hữu khoảng 1.000 thùng ong với 6 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật và anh là thành viên của hội nuôi ong tại địa phương.