Thủy sản vào Hoa Kỳ chiếm gần 20% tổng giá trị xuất khẩu

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,07% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 3 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 260,07 triệu USD, giảm 33,78% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 15,08%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Trung Quốc (tăng 17,2%), Thái Lan (tăng 13,26%), và Hà Lan (tăng 10,82%).
Hiện cá tra và tôm hùm đang vào vụ thu hoạch. Các cơ sở nuôi tôm nước lợ đã dần hoàn tất các bước chuẩn bị cho vụ nuôi tôm và bắt đầu thả nuôi cho vụ mới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng ước đạt 750 nghìn tấn tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 4 là tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản, thêm vào đó nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.
Sản lượng khai thác thuỷ sản 04 tháng năm 2015 ước đạt 1070 nghìn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1020 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Các nghề câu, lưới kéo, vó, mành, vây, lồng bẫy, chụp mực đóng góp phần lớn vào sản lượng khai thác thủy sản.
Sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú yên và Bình Định, trong đó: Phú Yên ước đạt 2800 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định ước đạt 3355 tấn, tăng 1,6 % so với cùng kỳ năm trước; Khánh Hòa ước đạt 1170 tấn, tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa cao do công nghệ bảo quản hạn chế, giá bán sản phẩm thấp, nên ngư dân không có lãi thậm chí còn thua lỗ. Nhiều tàu câu cá ngừ đang phải nằm bờ hoặc chuyển sang nghề đánh bắt khác. Giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức: 95.000 đ- 110.000 đ/kg.
Tại Phú Yên giá cá ngừ mua xô hiện chỉ 110.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg so với đầu vụ; loại 2 chỉ 80.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, xuất khẩu các ngừ cũng sụt giảm ảnh hưởng đến việc thu mua của các doanh nghiệp.
Related news

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Hiện tượng nghêu chết đang xảy ra cục bộ tại các hợp tác xã (HTX) nghêu thuộc địa bàn 3 huyện ven biển, mà chưa rõ nguyên do.

Nicki Holmyard - Biên tập viên của SeafoodSource (website về thủy sản) đã có bài viết về cá tra Việt Nam sau chuyến thăm và khảo sát tình hình thực tế Việt Nam do Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) tổ chức để xem xét ngành cá tra đã thay đổi như thế nào thông qua việc tham gia chương trình ASC.

Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản (CASEP), giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Giá tôm sú loại 20 con/kg hiện có giá 260.000 đồng/kg, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Loại 30 con/kg giá 170.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 đồng/kg.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.