Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Thương lái bán heo nhiễm độc bỏ tiền mua thông tin đoàn đi kiểm tra

Thương lái bán heo nhiễm độc bỏ tiền mua thông tin đoàn đi kiểm tra
Author: Đình Thiên
Publish date: Saturday. April 2nd, 2016

Tại Hội nghị, ông Thảo cho hay, hiện trên địa bàn TP.HCM có 20 cơ sở giết mổ heo, công suất 7.400 con/đêm, cung cấp lượng thịt cho toàn thành phố. Nguồn heo về những lò mổ này có nguồn gốc từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An…

Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại TP.HCM có phần gia tăng. Năm 2014, TP. HCM chỉ phát hiện 3 lô gia súc có sử dụng chất cấm tại 3 cơ sở giết mổ, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện 7 lô gia súc nhiễm độc chất Beta-agonist.

Ngoài ra, trong năm 2015 có nhiều lô gia súc từ các tỉnh về TP.HCM qua kiểm tra có tồn dư chất cấm khác như  Đồng Nai có 16 lô, Tiền Giang có 7 lô, Long An 4 lô… Riêng 2 tháng đầu năm 2016, Chi cục Thú y TP.HCM  đã kiểm tra  451 lô heo từ các tỉnh về thì phát hiện 37 lô nhiễm chất Beta-agonist.

Theo ông Thảo, số lượng gia súc bị phát hiện tồn dư chất cấm chưa đánh giá đúng tình trạng người dân TP.HCM  đang phải dùng thịt “bẩn” hàng ngày.

Ông Thảo cho biết, để kiểm soát hết tình trạng thương lái chuyển gia súc nhiễm chất độc vào địa bàn thành phố mà các kênh chính của cơ quan chức năng không kham hết, Chi cục thú y TP.HCM đã bỏ tiền để mua tin từ người dân nhằm có tai mắt thường ngày. Tuy nhiên, các thương lái sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp hàng chục lần để mua thông tin, người, thời gian, địa điểm của lực lượng chức năng đi kiểm tra.

“Năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã chi 63 triệu đồng thưởng cho 86 nguồn tin báo chính xác thương lái tuồn gia súc nhiễm chất độc vào địa bàn thành phố. Riêng 3 tháng đầu năm 2016, Chi cục đã chi 11 triệu đồng thưởng cho 26 nguồn tin. Tuy nhiên, phía thương lái sẵn sàng bỏ hàng chục triệu đồng để biết thông tin về các cuộc kiểm tra của thành phố. Một trường hợp tôi biết rõ, một thương lái bán heo đã ra giá 10 triệu đồng để mua tin rồi…”, ông Thảo nói.

Để tránh tình trạng  “lạy ông tôi ở bụi này”, ông Thảo góp ý kiến, hiện theo quy chế hiện hành, cơ quan chức năng muốn đi thanh tra,  kiểm tra thì phải thông  báo cho các cơ sở trước 5 ngày. Với quy định này sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng có nhiều biện pháp đối phó, né tránh việc kiểm tra… hay có điều kiện để bỏ tiền mua tin khoảng thời gian cơ quan chức năng đi làm việc. Trong tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm khó kiểm soát hiện nay, cần phải xem xét lại quy định này.


Related news

Hành trình đuổi nghèo từ... 5 triệu đồng Hành trình đuổi nghèo từ... 5 triệu đồng

Xuất phát là 1 hộ nghèo “rớt mồng tơi”, được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), vợ chồng anh Lường Văn Phớ không chỉ nâng cao đời sống cho gia đình mà còn giúp bà con trong bản cùng vượt khó.

Friday. April 1st, 2016
Cử nhân 8X thích bị giời đày Cử nhân 8X thích bị giời đày

Tốt nghiệp đại học nhưng chàng thanh niên Bùi Gia Định (SN 1989) lại có đam mê làm nông nghiệp an toàn. Trang trại của Định nằm ở giữa cánh đồng bao la ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Saturday. April 2nd, 2016
Thương lái giành mua lúa vừa gieo sạ để xuất sang Trung Quốc? Thương lái giành mua lúa vừa gieo sạ để xuất sang Trung Quốc?

Mới gieo sạ được vài ngày, nhà nông ở đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ được cánh thương lái tìm đến năn nỉ đặt cọc mua lúa non. Tình trạng vơ vét lúa non đang xảy ra ở nhiều địa phương, khiến bà con nông dân vừa mừng, vừa lo. Nhiều thương lái chấp nhận vay “nóng” để gom hàng.

Saturday. April 2nd, 2016