Home / Tin tức / Tin thủy sản

Thức ăn tôm thẻ từ phụ phẩm cá rô phi ủ chua

Thức ăn tôm thẻ từ phụ phẩm cá rô phi ủ chua
Author: Dũng Nguyên (Theo GAA)
Publish date: Saturday. December 28th, 2019

Với tỷ lệ bổ sung lên tới 6%, phụ phẩm cá rô phi ủ chua không ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm, hứa hẹn trở thành nguồn protein tiềm năng thay thế bột cá.

Giá rẻ, dễ chế biến

Thử nghiệm được thực hiện tại Đại học liên bang nông nghiệp Semi Arido (IFERSA, RN), Brazil. Hai hệ thống riêng thiết lập theo Emerenciano et al. (2007) gồm một hệ thống biofloc (BS) và một hệ thống nước sạch (CWS). Tiến hành thử nghiệm với TTCT con (1,43 ± 0,33 g/con) mua từ một trại giống thương phẩm và nuôi lớn dưới điều kiện phòng thí nghiệm trong 40 thùng nhựa chữ nhật (27x37x54 cm), thể tích 40 lít; mật độ 63 con/m³ (12 tôm/thùng).

Tôm được thả ngẫu nhiên, nuôi 45 ngày; 4 bể nuôi lặp lại được chỉ định ngẫu nhiên cho mỗi thử nghiệm. Thử nghiệm dựa trên tỷ lệ % bổ sung cá rô phi ủ chua (0% hoặc đối chứng; 1,5%; 3%; 4,5% và 6%) trong hệ thống BS hoặc CWS, gồm tất cả 10 nghiệm thức.

Cá rô phi ủ chua dùng trong nghiên cứu được sản xuất tại Phòng thí nghiệm Công nghệ thủy sản và kiểm soát chất lượng (LAPESC/UFERSA) từ phế phẩm fillet cá rô phi sông Nile, gồm đầu, xương, da, vây và nội tạng. 5 khẩu phần thử nghiệm được xây dựng công thức theo isocaloric và isoproteic. Tỷ lệ bổ sung cá ủ chua từ 0% đến 6%. Nhìn chung, tỷ lệ bổ sung cá ủ chua thấp vì chứa hàm lượng protein cao (37,4%).

Kích thích tăng trưởng

Tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR) trong hệ thống BS thấp hơn đáng kể (1,35) so với hệ thống CWS (1,65). Theo xu hướng này, trọng lượng thân cuối trung bình và tỷ lệ tăng trưởng riêng (SGR) bị ảnh hưởng bởi hệ thống nuôi nhưng không bị chi phối bởi khẩu phần ăn: hệ thống BS có giá trị cao hơn (7,17 g/con và 2,01%) so hệ thống CWS (6,35 g/con và 1,82%).

Trong điều kiện thử nghiệm của nghiên cứu này, có thể bổ sung phụ phẩm cá rô phi ủ chua theo tỷ lệ cao nhất (6%) ở cả hai hệ thống BS và CWS mà không làm giảm hiệu suất tăng trưởng hay tỷ lệ sống của tôm. Nói cách khác, trong hệ thống nuôi BS, tôm đạt hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so CWS, có thể do các thức ăn tự nhiên trong hệ thống BS tiếp tục phát huy sinh khả dụng như vi khuẩn, vi tảo, protozoa, nematode, copedpod và rotifer - những nguồn dinh dưỡng giàu chất béo, vitamin và axit amin và protein tự nhiên.

Protein tự nhiên chính nói trên chủ yếu trong thức ăn sống. Cần lưu ý, các nguồn protein vi khuẩn có vai trò quan trọng trong cân bằng; đồng thời ăn các vật chất hữu cơ đặc biệt và phân tôm. Sự xâm chiếm của vi khuẩn này vào đường ruột của của tôm đã mang lại tác động tích cực như cải thiện hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, tăng sinh khả dụng cho các enzyme ngoại bào hoạt động như probiotic tự nhiên.

Hiện chưa có tài liệu tham khảo về sử dụng phụ phẩm cá rô phi ủ chua trong khẩu phần ăn của TTCT nuôi trong hệ thống biofloc. Nhưng chỉ cần bổ sung một hàm lượng thấp cá ủ chua vào thức ăn tôm do phụ gia này chứa hàm lượng béo cao. Bổ sung cá ủ chua theo tỷ lệ cao nhất 6% vẫn được các chuyên gia khuyến nghị như một giải pháp làm giảm chi phí thức ăn tôm. Trong nghiên cứu về TTCT nuôi bằng hệ thống nước sạch, một số chuyên gia đã đánh giá thức ăn chứa cá ủ chua; cá ủ chua bổ sung khô đậu và cá ủ chua như nguồn protein chính. Theo các chuyên gia này, tôm được ăn theo khẩu phần bổ sung cá ủ chua trộn khô đậu sẽ tăng trưởng 7 g/tuần, cao hơn so tôm chỉ ăn cá rô phi ủ chua (0,3 g/tuần). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của IFERSA, RN thì ở điều kiện biofloc, tôm ăn cá rô phi ủ chua lại đạt tăng trưởng 0,9 g/tuần. Ngoài ra, theo IFERSA, RN, FCR ở hệ thống nuôi BS và CWS lần lượt đạt giá trị 1,3 và 1,6; thấp hơn so giá trị FCR 2,8 và 2,5 quan sát được bởi các chuyên gia sử dụng khẩu phần ăn cơ bản chứa protein đậu tương và khẩu phần chứa hàm lượng đạm thấp trong điều kiện nuôi biofloc.

Khẩu phần (% bổ sung cá rô phi ủ chua) SGR (%/ngày) Trọng lượng thân cuối (g) Tỷ lệ sống (%) FCR
0 1.86±0,20ns 6.51±0.76 85.29±17.18ns 1.59±0.37ns
1.5 1.90±0.14ns 6.62±0.60ns 85.29±17.18ns 1.56±0.10ns
3 1.93±0.18ns 6.62±0.60ns 92.93±9.74ns 1.38±0.29ns
4.5 1.83±0.23ns 6.62±0.60ns 94.32±4.30ns 1.61±0.15ns
6 2.07±0.11ns 7.46±0.56ns 88.88±13.94ns 1.35±0.23ns
CWS 1.82±0.20b 7.46±0.56ns 87.50±12.12ns 1.65±0.23b
BS 2.01±0.12a 7.17±0.79a 94.23±6.25ns 1.35±0.18a
Nguồn: GAA

 

Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá tôm ủ chua trong nuôi cá rô phi và kết luận: Với tỷ lệ bổ sung 2,75% tôm ủ chua sẽ góp phần giảm 3,3% chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng xấu đến hiệu suất tăng trưởng của cá. Tương tự, các nhà nghiên cứu khác đã thử nghiệm đầu tôm ủ chua (xấp xỉ 40% protein) để thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi theo tỷ lệ 0%; 33,3%; 66,6% và 100% trong thức ăn hàng ngày. Kết quả, tôm ủ chua cũng có khả năng thay thế 100% bột cá, với nhiều lợi thế về kinh tế mà không ảnh hưởng xấu tới chất lượng thức ăn.

Theo các phân tích gần đúng, cá rô phi ủ chua chứa 83,8% vật chất khô, 33,7% protein thô, 37,4% chất béo thô và 21,5% tro dựa theo vật chất khô. Về hiệu suất tăng trưởng của tôm, không phát hiện sự tương quan giữa hệ thống nuôi và khẩu phần ăn. Tỷ lệ sống không bị ảnh hưởng bởi hệ thống nuôi hoặc khẩu phần ăn và đều đạt trung bình trên 85% trong tất cả các nghiệm thức.


Related news

Giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm Giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm

Hiện nay, tình hình dịch bệnh thủy sản nói chung nhất là với con tôm ngày một diễn biến phức tạp, nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm

Friday. December 27th, 2019
Các nhà nghiên cứu tìm những phương án mới để giải quyết hội chứng bệnh cơ tim CMS cá hồi Các nhà nghiên cứu tìm những phương án mới để giải quyết hội chứng bệnh cơ tim CMS cá hồi

Các nhà nghiên cứu tìm đến những phương án mới để giải quyết hội chứng bệnh cơ tim CMS trong cá hồi

Friday. December 27th, 2019
Phòng bệnh sưng vòi ở tu hài Phòng bệnh sưng vòi ở tu hài

Tu hài thường được nuôi ở những vùng bãi bồi hoặc vũng vịnh ven biển có thủy triều lên xuống hàng ngày; do vậy, khi dịch bệnh xảy ra sẽ lây lan nhanh

Saturday. December 28th, 2019