Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi thỏ

Thức ăn nuôi thỏ

Thức ăn nuôi thỏ
Author: NCN
Publish date: Tuesday. March 22nd, 2016

Còn kỹ thuật nuôi thỏ theo phương pháp công nghiệp ta nên cho chúng ăn theo bữa.

Ví dụ ngày cho ăn 4 bữa là sáng trưa chiều tối.

Bữa ăn nào cũng đúng vào giờ giấc của bữa ấy mới tốt.

Cho thỏ ăn theo bữa sẽ mang lại nhiều điều lợi:

Cứ tới bữa, tất cả thỏ được cho ăn no nê đồng loạt

Nhờ đó mà tập cho thỏ được nề nếp: có thời gian, giờ nghỉ, và tiêu hoá thức ăn.

Kích thích sự thèm ăn của thỏ, nên tới bữa là chúng ăn được nhiều

Cách ăn của thỏ cũng giống như các động vật thuộc loài gặm nhấm, nhờ có mấy răng cửa to và chắc khoẻ để gặm nhấm thức ăn.

Răng cửa của thỏ không ngừng tăng trường, cho nên dù thỏ có ăn cỏ suốt ngày cũng không bị hao mòn đi chút nào.

Nói như thế không có nghĩa là chỉ có răng cửa mới giúp thỏ nghiền được thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày.

Thật ra, lúc đầu thức ăn được răng cửa tiếp nhận rồi “sơ chế’ sơ sài, sau đó răng hàm chắc khoẻ bên trong mới làm việc nghiền nát ra từng mẫu nhỏ rồi từ đó mới lọt vào thực quản để xuống dạ dày.

Tại đây, các cơ quan co thắt của dạ dày tiếp tục nhào trộn thức ăn nhuyễn hơn nữa rồi mới chuyển xuống ruột non để “lựa” các chất bổ dưỡng nuôi thân.

Tóm lại, nuôi thỏ ta nên cho chúng ăn các loại thức ăn với liều lượng sau đây:

+ Rau tươi: rau cỏ xanh tươi là thức ăn chính của mọi lứa thỏ và chúng tỏ ra khoái khẩu nhất, có thể cho ăn suốt ngày (trừ thỏ mới tập ăn lần đầu mới hạn chế).

Thỏ từ 2kg trở lên rất cần rau tươi, nhất là rau lang.

Không nên cho thỏ ăn dưa le, cà chua, đậu cô ve, cải bắp vì rất dễ bị ngộ độc.

+ Cho thỏ uống nước đu đủ, nước dứa (thơm) để dễ tiêu hoá lông trong bao tử thỏ (mỗi lần uống một muỗng canh là đủ).

+ Rau cỏ khô: Nên chọn các thứ rau cỏ có chứa nhiều protein và calcium như các loại rau muống, rau lang, cỏ lông para, lá gigantea.

Cần phải rửa sạch trước khi phơi thật khô, như vậy cho thỏ ăn mới tốt.

+ Thức ăn viên: Cám viên là thức ăn bổ dưỡng nhưng chỉ có thỏ con mới cho ăn nhiều, còn thỏ từ 7 tháng tuổi trở lên nên cho ăn hạn chế.

Vì rằng thỏ trong độ tuổi sinh sản mà cho ăn nhiều cám viên sẽ dẫn đến béo phì, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.

+ Chất xơ và protein: trong thức ăn của thỏ, lượng xơ và protein cần có như sau:

Chất xơ: 20% – 25%

Protein: 15%

Calcium: 1%

Chất béo: 1% – 2%

Vitamin B và A-D-E


Related news

Những bệnh thường gặp khi nuôi thỏ Những bệnh thường gặp khi nuôi thỏ

Thỏ nuôi là loại gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố môi trường ngoại cảm gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ mà không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh phòng bệnh thì dễ bị thất bại. Những bệnh thường dễ mắc ở thỏ là:

Monday. March 21st, 2016
Nuôi thỏ con và những điều bạn cần biết Nuôi thỏ con và những điều bạn cần biết

Với chăn nuôi thỏ, việc chăm sóc thỏ trưởng thành là điều vô cùng dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cách nuôi thỏ con lại hoàn toàn khác, đòi hỏi bạn cần phải trang bị một số kiến thức nhất định trong việc chăn nuôi. Dưới đây là một vài điểm quan trọng nhất trong số đó.

Tuesday. March 22nd, 2016
Kỹ thuật nuôi thỏ con Kỹ thuật nuôi thỏ con

Phương pháp nuôi thỏ con an toàn, hiệu quả

Tuesday. March 22nd, 2016