Thức Ăn Chăn Nuôi Gà Sinh Sản Hướng Thịt
Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, ISa, ROSS, SASSO...) được chia thành 5 giai đoạn : Gà con, gà dò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. Ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn (TCKPTA) kèm theo.
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0 – 6 tuần tuổi (TT)
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng và chất lượng. Các nguyên liệu đã SX thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1). Trong 3 tuần đầu cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà trống 4 – 6 tuần tuổi cho ăn từ 44 – 54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể (KLCT) 605 – 860gr; gà mái cho ăn từ 40 – 50g thức ăn/ngày tương đương với KLCT 410 – 600g.
Thức ăn cho gà dò 7-20 TT
Đặc điểm gà giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích lũy mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng KLCT và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50 – 70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn prôtêin và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58–108gr thức ăn/con/ngày tương đương với KLCT từ 1 – 2,8kg, gà mái từ 54–105gr thức ăn/con/ngày tương đương với KLCT từ 0,7–2kg.
– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái...
– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào SX con giống 1 ngày tuổi.
Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21 – 64 TT
– Đẻ khởi động 21 – 24TT: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như prôtêin, năng lượng... lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.
– Đẻ pha I từ 25 – 40 TT: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho SX trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160gr/con/ngày.
– Đẻ pha II từ 41–64 TT: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160gr xuống 145gr/con/ngày.
+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125 – 130gr/con/ngày trong suốt thời kỳ SX.
+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung Vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và Vitamin C
Related news
Hệ thống giống trong chăn nuôi gia cầm thông thường có dạng hình tháp và được phân chia thành 4 cấp: gà thuần chủng, gà ông bà, gà bố mẹ, gà thương phẩm
Tổ hợp lai giữa gà Sasso với gà Lương Phượng: con lai có màu lông nâu đốm hoặc vàng đốm, da vàng; có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn (70 ngày)
Chọn tạo ra các giống gia cầm phục vụ sản xuất, đơn vị đã hình thành nên nhóm giống gà hướng trứng đa dạng cả về năng suất lẫn chất lượng.
Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ biotin trong chế độ ăn của vật nuôi nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và có ảnh hưởng đến chi phí của premix
Tập trung đầu tư giải quyết các vấn đề quan trọng thông qua công tác nuôi dưỡng và quản lý sẽ giúp cho sản phẩm thịt gia cầm có chất lượng tốt hơn