Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 1
Theo nghiên cứu của TS.Elizabeth Magowan - Viện sinh học và thực phẩm nông nghiệp (AFBI) ở Hillsborough - Bắc Ireland thì sự kết hợp của ống nhựa nhỏ thụ tinh sâu trong tử cung (DIU) với một ống nhựa thông thường trong cách thụ tinh kép đã cho biết tỷ lệ thụ thai (88%) và số heo con sinh ra còn sống (12.1).
Ít nhất 80% số heo nái ở Bắc Ireland được thụ tinh nhân tạo.
Phương pháp thụ tinh truyền thống này bao gồm sử dụng ống dẫn nhỏ bằng bọt biển, nó dùng để đưa tinh dịch đến cổ tử cung của heo nái.
Heo nái thường được thụ tinh 2 lần trong mỗi lần động dục để đảm bảo chắc chắn việc thụ thai thành công.
Ngày nay, một loại đường ống dẫn mới được đưa ra - đường ống dẫn sâu trong tử cung (DIU) - nó đưa tinh dịch vào sừng tử cung và tiến gần hơn với trứng.
Nhà sản xuất yêu cầu rằng chỉ sử dụng loại ống này một lần cho việc thụ thai.
Tuy nhiên, sự thành công phụ thuộc nhiều vào mức độ chính xác và thời điểm phát hiện động dục và việc thụ tinh ngay sau đó.Một cuộc thí nghiệm được thực hiện tại AFBI so sánh việc sử dụng ống dẫn DIU với ống dẫn truyền thống và cách thức thụ tinh.
Cuộc thí nghiệm này được thực hiện trên đàn heo nái ở AFBI và được tài trợ bởi Công ty nghiên cứu di truyền heo và Sở NN và PTNT (DARD).
Tổng số 180 heo nái được sử dụng và so sánh 3 cách thụ tinh: use of deep intrauterine
1. Cách "thông thường"
- Heo nái được thụ tinh 2 lần sử dụng ống dẫn thông thường.
Nếu hiện tượng động dục được phát hiện lúc 8 giờ sáng, thì lần thụ tinh đầu tiên được thực hiện 2 đến 3 giờ sau đó và lặp lại 2 lần, 24 đến 26 giờ sau khi phát hiện.
Nếu heo nái được phát hiện động dục vào lúc 4 giờ chiều, thì việc thụ tinh được thực hiện vào lúc 8 giờ sáng và lần thứ 2 là sau 24 giờ.
Related news
Những thay đổi về trọng lượng của lợn tạo ra một thách thức lớn cho các nhà chăn nuôi và công tác nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này vẫn đang tiếp tục được thực hiện nhằm khám phá cách thức để giảm và quản lý các biến số này.
Cho lợn ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin ít hơn sẽ giúp giảm hàm lượng nitơ trong đường tiêu hoá và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con cai sữa mà không làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá nitơ ở lợn cai sữa chống lại độc tố trong ruột do vi khuẩn Escherichia coli tiết ra.
Vi khuẩn mang tên Staphylococcus aureus kháng methicillin (viết tắt MRSA: Methicillin Resistant Staphylococcus aureus) đã được phát hiện ở lợn và những công nhân làm việc ở các trang trại nuôi lợn của Hà lan năm 2004, từ đó dòng vi khuẩn kháng thuốc này đã lan sang châu Âu, Canada và Mỹ và gây ra những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.