Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm
Ngày 8/10, tại thị xã Hồng Ngự, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự 8 xã biên giới của tỉnh.
Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.
Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cửa khẩu, hạ tầng nông thôn (thông qua các chương trình 135, Dự án Khu kinh tế quốc phòng Tân Hồng…) góp phần tạo việc làm và thay đổi diện mạo nông thôn. Đến nay, 8 xã biên giới đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 98% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.
Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất có bước phát triển, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả nhưng chưa ổn định, chưa đa dạng loại hình dịch vụ và gắn kết chặt chẽ trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm.
Hoạt động kinh tế biên mậu và dịch vụ biên giới thời gian qua tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ, chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán của dân cư 2 bên biên giới góp phần tạo sự thay đổi bước đầu cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.
Related news
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.
Theo Sở NN và PTNT Đồng Tháp, lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm đến 5/7/2013 là 1.429,56 ha, bằng 71,48% kế hoạch năm và tăng 143,33 ha so với cùng kỳ năm trước. Đồng Tháp đã thu hoạch 526,22 ha với sản lượng 189.184 tấn. Tổng số lượng cá giống thả là 339,90 triệu con. Diện tích đang nuôi là 903,34 ha, diện tích treo ao là 40,7 ha.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.
Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.
Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.