Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch

Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch
Publish date: Saturday. October 22nd, 2011

Nhu cầu ếch trên thị trường ngày một tăng, cuối năm 2008, anh Chương mở rộng quy mô hồ nuôi ếch. Anh cho biết, trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu hơn 100 triệu đồng từ ếch thương phẩm.

Những năm trước, gia đình anh Võ Trí Chương (tổ 2 Hòa Tây, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) chỉ nuôi gà ta, ươm giống chim cút. Sau khi được Hội ND cử đi học các lớp khuyến nông, khuyến ngư, anh quyết định chuyển sang nuôi ếch.

Anh Chương tận dụng khoảnh đất sau nhà xây 6 hồ nuôi ếch (70 m2/hồ). Trong cùng là hồ nuôi ếch bố mẹ, bên ngoài là các hồ nuôi nòng nọc, ếch con, ếch giống. Giống ếch anh nuôi là ếch Bắc Mỹ lai với giống ếch địa phương.

Năm 2005, anh bắt đầu nuôi ếch thịt và đã thành công, cứ 5.000 con, anh lãi ròng 15 triệu đồng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của anh là không chủ động được con giống để nuôi quanh năm.

“Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng” - anh Chương cho hay.

Theo anh Chương, nuôi ếch sinh sản phải biết làm mưa nhân tạo; cho ếch bố mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thức ăn có tác dụng tốt cho sinh sản như cá tạp băm nhỏ, côn trùng, giun, dế...

Nhu cầu ếch trên thị trường ngày một tăng, cuối năm 2008, anh mở rộng quy mô hồ nuôi ếch. Anh cho biết, trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu hơn 100 triệu đồng từ ếch thương phẩm.

Anh Chương chia sẻ, nuôi ếch thịt và ếch giống ít tốn công chăm sóc, quan trọng nhất là nguồn nước nuôi ếch luôn sạch, không bị ô nhiễm. Hồ nuôi phải thay nước thường xuyên 2 - 3 lần/ngày, độ pH trong nước khoảng từ 6,5 - 8,6, nhiệt độ trong nước khoảng 28 - 30 độ C là lý tưởng nhất.

Ếch là loài lưỡng cư, phát triển qua 3 giai đoạn: Nòng nọc, ếch con và ếch trưởng thành, nên người nuôi phải tùy từng giai đoạn để có sự chăm sóc thích hợp. Ếch ưa sống ở những nơi yên tĩnh, râm mát, rất sợ tiếng động mạnh và các loài chuột, rắn. Hồ nuôi ếch tốt nhất là làm ở dưới tán cây. Ếch có khả năng sinh sản từ 9 - 10 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, sau vụ đầu có thể tự tạo được nguồn ếch giống để nuôi quanh năm...


Related news

Tôm Thẻ Chân Trắng Mắc Tôm Thẻ Chân Trắng Mắc "Bệnh Lạ" Ở Nghệ An

Những ngày qua, việc tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bệnh lạ đang là đề tài thời sự, khiến hàng trăm hộ nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An phân tâm và lo lắng.

Tuesday. May 1st, 2012
Tiêu Trúng Giá, Cà Phê - Điều Trầm Lắng Tiêu Trúng Giá, Cà Phê - Điều Trầm Lắng

Quý I/2012 trôi qua với đầy sóng gió cho hàng loạt mặt hàng nông sản XK của nước ta, đặc biệt là mặt hàng điều và cà phê. Duy nhất chỉ hồ tiêu vẫn giữ được “phong độ” khi giá bán ngay từ đầu niên vụ mới 2012 đã cao gấp 30% so với cùng kỳ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

Wednesday. May 2nd, 2012
Ương Giống Cá Tra Ương Giống Cá Tra

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.

Thursday. May 3rd, 2012
Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

Tuesday. May 8th, 2012
Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ

Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.

Friday. May 11th, 2012