Thời tiết ấm lên, chăm sóc lúa và rau thế nào?
Thời tiết đang ấm dần, thuận lợi cho việc chăm sóc lúa cũng như sinh trưởng của các cây rau màu. Để đảm bảo vụ đông xuân 2015 - 2016 thắng lợi, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã ban hành một số biện pháp hướng dẫn.
Với các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Tập trung chăm sóc lúa đông xuân, hoàn thành việc chăm sóc, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bón thúc kali clorua (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) khi lúa đứng cái và bắt đầu phân hóa đòng (lá đã thắt eo), rút nước phơi ruộng theo quy trình “Nông - Lộ - Phơi”, điều chỉnh mực nước ruộng hợp lý, đảm bảo lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu tăng độ cứng cây, chống đổ.
- Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh và chuột hại lúa, đặc biệt đối với các đối tượng như bệnh đạo ôn, rầy, chuột... Những ruộng đang phát sinh bệnh đạo ôn cần ngừng bón phân, chất kích thích sinh trưởng, giữ nước trong ruộng, vệ sinh ổ bệnh bằng cách vơ sạch lá bị bệnh mang chôn, đốt và phun các loại thuốc đặc hiệu để trừ bệnh kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
Với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc
- Tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương tỉa giặm, bón thúc cân đối và tập trung bằng NPK chuyên thúc hoặc bổ sung kết hợp thêm đạm urê, giữ mực nước ruộng nông cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung. Thời gian bón thúc cho lúa đã gieo sạ, cấy nên kết thúc trong tháng 3. Một số địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc chưa gieo cấy xong lúa đông xuân 2015 - 2016 cần tập trung nhân lực gieo cấy đảm bảo hoàn thành kế hoạch gieo cấy trong khung thời vụ cho phép, đối với diện tích trên các chân đất cao, khó lấy nước cần khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao hơn.
- Những chân ruộng trũng, chua, lúa bị nghẹt rễ, không ra rễ trắng lá mới cần sục bùn thay nước, kết hợp với bón bổ sung phân lân supe hoặc phân vi sinh tổng hợp, phun các chất hỗ trợ sinh trưởng để phá kìm hãm.
- Điều kiện thời tiết đang khá thuận cho nguồn sâu bệnh phát sinh gây hại, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời một số đối tượng sâu, bệnh hại lúa như bệnh đạo ôn, bọ trĩ, dòi đục nõn, chuột...
Related news
Bén duyên trên đất Khánh Hòa hơn 15 năm, cây tỏi trở thành loại cây “giảm nghèo” của người dân. Thế nhưng trong hai vụ vừa qua, người trồng tỏi nơi đây thất thu vì mất mùa, mất giá.
“Hạt thì lép, cây đen như bị cháy. Gia đình đã đầu tư khoảng 3 triệu đồng chi phí cho ruộng lúa nhưng bây giờ đành phải cho người dân cắt về cho bò ăn chứ không thu hoạch được”.
Mỗi tháng xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, chàng kỹ sư trẻ tuổi Phùng Văn Toản ở Sơn Tây (Hà Nội) thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.