Thoát cảnh nghèo khó nhờ Hội tiếp sức
Năm 2011, ông Chín được Hội Nông dân (ND) xã Tây Vinh đứng ra ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tây Sơn cho vay 30 triệu đồng của chương trình tín dụng giải quyết việc làm. Qua tư vấn của Hội ND, ông liền mua ngay cặp bò cái tơ, rồi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y do Hội tổ chức. Mỗi khi cặp bò có chuyện gì, cán bộ Hội ND, cán bộ khuyến nông lại tới nhà ông thăm khám, tư vấn giúp.
Không phụ công ông chăm sóc, năm 2012 cặp bò phát triển tốt, đẻ 2 bê con (cặp bê thời điểm đó trị giá 30 triệu đồng). Sớm hoàn vốn vay, ông Chín lại được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay tiếp 30 triệu đồng chu kỳ 2 mở rộng chăn nuôi bò.
Để có thêm thu nhập, ông Chín không ngại vất vả làm thêm, khi thì làm phụ hồ, lúc thì gánh thuê phân chuồng bón ruộng, sạ giống lúa cho bà con lối xóm. Tiền công lao động bình quân 100.000 đồng/ngày, đã giúp ông tích lũy để gầy dựng cho sinh kế lâu dài. Vợ ông cũng gắng gượng giúp ông một tay bằng nghề tráng bánh tráng đem bỏ mối, nuôi thêm vài con heo thịt, coi như kiếm thêm tiền chợ mua thức ăn hàng ngày.
Ông Võ Thuận - Chủ tịch Hội ND xã Tây Vinh nhận xét: “Vợ chồng ông Võ Văn Chín tuy nghèo, nhưng luôn có chí tiến thủ, chân chất làm ăn, khắc phục dần khó khăn, lại thực hành tiết kiệm. Các con ông noi gương cha mẹ, lo học nghề, trau dồi kiến thức, khởi nghiệp làm ăn. Cả gia đình mỗi người đều cố gắng, chắt chiu, phấn đầu nên cuộc sống cải thiện rõ. Hội ND và các đoàn thể cũng chỉ giúp một phần, quan trọng vẫn là ý chí, nghị lực của mỗi hộ hội viên. Năm 2014, gia đình ông Chín đã thoát nghèo”.
Related news
Mấy ngày qua, người dân ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, Long An mất luôn cái Tết Dương lịch vì hơn chục tấn cá nuôi bỗng dưng chết trắng ao. Mùi hôi thối từ cá chết khiến người dân gần như ngạt thở vì lượng cá chết quá lớn, vớt chôn không xuể.
Với mục đích tập hợp hội viên, nông dân (ND) trồng rau màu để sản xuất tập trung, hỗ trợ nhau tìm đầu ra, bảo vệ môi trường, Hội ND xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã đứng ra vận động ND tham gia vào tổ hợp tác trồng rau an toàn.
Trong khi nhiều diện tích cao su ở phía Bắc không cho mủ thì thêm một nỗi buồn là giá mủ cao su trên thị trường xuống quá thấp, tiêu thụ khó khăn, khiến nhiều nông dân đứng ngồi không yên. Đã có rất nhiều vườn cao su ở Sơn La, Nghệ An... bị bỏ hoang, còn người trồng cao su thì “vỡ mộng”, phải bỏ xứ đi làm ăn xa...