Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi thỏ

Thỏ nội

Thỏ nội
Author: Phạm Thu
Publish date: Monday. November 5th, 2018

Thỏ nội hay thỏ ta là các giống thỏ nhà thuần chủng được nuôi phổ biến ở các địa phương (để phân biệt với các giống thỏ ngoại). Thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70 - 80 năm trước đây. Hiện nay, chúng đã bị lai tạp giữa các giống khác nhau nên có nhiều khác biệt về ngoại hình.

Đặc điểm

Ở Việt Nam hiện có các giống thỏ gồm: thỏ mắt ngọc, thỏ đen, thỏ xám, thỏ dé, thỏ cỏ. Tuy nhiên, giống thỏ nội đang có xu hướng lai tạo với các giống thỏ ngoại để tạo ra các giống cao sản nhằm nâng cao năng suất.

Thỏ nội có tầm vóc bé hơn thỏ ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được điều kiện kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối lượng trưởng thành trung bình 3 - 5,5 kg. Trọng lượng con trưởng thành là 2 - 3 kg/con. Trọng lượng thỏ sơ sinh là 35 - 50 g. Mặc dù được lai tạo song thỏ nội vẫn bị  một số hạn chế, chẳng hạn các giống thỏ cũ lâu ngày bị thoái hóa, thỏ nuôi chậm lớn, nhiều bệnh tật như: viêm ho hấp, viêm ruột cấp tính, dẫn tới sự đột tử ở thỏ sau tách mẹ cao.

Thỏ nội mắn đẻ, một năm có thể đẻ tới 6 - 7 lứa. Thời gian động dục lại sau khi đẻ rất ngắn nên nếu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và cho phối giống sớm thì khoảng cách hai lứa đẻ chỉ 40 - 45 ngày. Sinh sản cao là đặc điểm lớn nhất của thỏ nội. Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng.

Một số giống thỏ nội điển hình

Thỏ cỏ

Giống thỏ này được nuôi nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như: trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xám loang trắng nhưng hầu hết là mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 - 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt; tuy nhiện hiện nay giống này có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm.

Thỏ dé

Là giống thỏ được chọn lọc từ các giống địa phương của Việt Nam, thỏ có mắt đen, màu lông không thuần khiết, khối lượng trung bình 2,6 - 3 kg. Thỏ đa dạng về màu lông: khoang trắng đen, vàng, xám. Thỏ có đầu to, tai dài, bụng to, chân dài, tỷ lệ xẻ thịt khoảng 46%.

Thỏ đen

Là giống thỏ có màu lông và mắt đen tuyền, đầu to vừa phải và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon, lông ngắn, lưng khum, bụng thon, 4 chân dài, xương to. Khối lượng trưởng thành 3,2 - 3,5 kg, thỏ mắn đẻ, mỗi lứa 6 - 7 con. Đây là giống thỏ được chọn lọc lại những tính trạng thông qua hệ chọn lọc cá thể.

Thỏ mắn đẻ, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%. Đặc điểm nổi bật của thỏ đen là kháng bệnh tật tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng thấp và khí hậu ở các vùng trong cả nước; được sử dụng làm nền lai với thỏ ngoại dùng để lấy thịt, lông da.

Thỏ xám

Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi, lông ngắn. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, đầu nhỏ, bụng hơi xệ, 4 chân dài, thân hình không chắc chắn như thỏ đen. Cũng như thỏ đen, thỏ xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi tại các vùng trên cả nước và được sử dụng làm cái nền lai tạo với giống thỏ ngoại để nâng cao năng suất thịt, lông da.

>> Ngoài giống thỏ nội, hiện nay tại Việt Nam có hai giống ngoại nhập đang sinh trưởng và phát triển tốt là thỏ New Zealand và California. Trong đó, thỏ New Zealand được nuôi nhiều nhất do sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.


Related news

Kiểu cách và kích thước chuồng thỏ Kiểu cách và kích thước chuồng thỏ

Cửa chuồng nên trổ trên nóc chuồng. Cửa cần đủ rộng để khi bắt thỏ ra vào được dễ dàng. Dù vách chuồng làm bằng chất liệu gì thì nắp chuồng cần được chốt kỹ

Wednesday. September 19th, 2018
Kỹ thuật chọn và phối giống, làm ổ cho thỏ đẻ Kỹ thuật chọn và phối giống, làm ổ cho thỏ đẻ

Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.

Monday. October 8th, 2018
Kỹ thuật nuôi thỏ con Kỹ thuật nuôi thỏ con

Thỏ đẻ mỗi lứa từ vài ba con đến chín, mười con. Số lượng con ít nhiều của mỗi lứa có thể tuỳ vào dòng giống, nhưng thường thì thỏ đã sinh sản lâu năm đẻ ít con

Friday. October 19th, 2018