Thiết kế và trồng rau trong nhà lưới
Một trong những biện pháp canh tác rau an toàn được triển khai là trồng rau trong nhà lưới.
Trồng rau trong nhà lưới hở. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
Đây là cách làm có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết có nhiều bất lợi như hiện nay. Qua thực tế sản xuất cho thấy với quy mô khoảng 1.000 m2 nhà lưới, nếu đầu tư chăm sóc đầy đủ, một hộ với 2 lao động có thể bảo đảm thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Xin giới thiệu một số loại hình nhà lưới phổ biến hiện nay đã được áp dụng thành công để người trồng rau tham khảo:
Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh để che chắn, ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
Thiết kế kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn, bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2 - 3,9 m.
Quy mô diện tích từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ sử dụng canh tác.
Vật liệu lưới che: Loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước. Lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.
Loại nhà lưới này có ưu điểm ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, rau an toàn hơn. Đồng thời, tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá, ăn quả do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng, mẫu mã rau vẫn bảo đảm. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất cao. Tuy nhiên, về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1 - 2 độ C làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau nên cần có hệ thống quạt thông gió khắc phục.
* Lưu ý: Do thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau như héo rũ, thối cổ rễ… hoặc một số loại côn trùng sống trong đất như bọ nhảy có thể phát sinh mật độ cao. Lưới che chất lượng không bảo đảm, mau rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên.
Loại nhà lưới hở: Là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió, rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng.
Về khung nhà: Được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do người dân tự làm chỉ dùng khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.
Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2 - 2,5 m.
Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí thấp hơn 50% so với nhà lưới kín.
Related news
Không chỉ có thịt lợn sạch, thịt bò nhập khẩu, mà còn rất nhiều loại thực phẩm hữu cơ khác luôn tươi ngon và quan trọng là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Trải qua nhiều công việc không ổn định, nhưng khi “bén duyên” với cây dưa lưới, anh Nguyễn Văn Đệ ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) đã thành công.
Chanh ngón tay trước đây chỉ được xách tay từ Mỹ, Australia, Thái Lan về sử dụng nhưng nay đã được trồng ở Việt Nam.