Thị trường nguyên liệu - Giá ngô giảm
Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong ngày biến động trái chiều, trong đó đậu tương tăng 0,3% song lúa mì giảm 0,8% và ngô giảm 0,2%.
Vào lúc 8h42 ngày 1/6/2020 (giờ Việt Nam), giá ngô tại Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp do căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington dấy lên mối lo ngại về Trung Quốc có thể giảm mua nông sản của Mỹ.
Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 0,2% xuống 3,25-1/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,5%.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago tăng 0,3% lên 8,43-1/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,7% xuống 8,37 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 26/5/2020.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 0,8% xuống 5,16-1/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 1,2% lên 5,12 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 21/5/2020.
Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu nông sản của Mỹ nếu Washington đưa ra phản ứng gay gắt khi Bắc kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Ủy ban châu Âu giảm dự báo sản lượng lúa mì tại 27 nước thành viên EU năm 2020/21 xuống 121,5 triệu tấn từ mức 125,8 triệu tấn tháng trước đó.
Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo doanh số xuất khẩu thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích, với 192.400 tấn đậu tương vụ cũ và 200.000 tấn niên vụ mới sang Trung Quốc.
Đồng USD giảm trong ngày 1/6/2020 do các nhà đầu tư lo ngại tình trạng bất ổn tại Mỹ, sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ khủng hoảng virus corona và giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung.
Giá dầu giảm do lo ngại bạo loạn tại các thành phố lớn của Mỹ có thể khiến nhu cầu giảm, sau khi giao dịch cao hơn bởi lạc quan rằng OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp vào tháng 6/2020.
Related news
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 29/05/2020: Giá ngô có tuần tăng mạnh nhất hơn 7 tháng
Giá lợn hơi hôm nay tại đa số các tỉnh thành tăng trở lại, sau khi giảm nhẹ tại một số địa phương trong ngày hôm qua.
Giá lợn hơi luôn đứng ở mức cao từ đầu năm đến nay, do nguồn cung khan hiếm chưa đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.