Thị trường lúa gạo ngày 8/10: Giá tiếp tục ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục duy trì ổn định. Thị trường giao dịch trầm lắng.
Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu hôm nay tiếp tục ổn định. Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 8.850 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 10.200 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu ổn định ở mức 9.000 đồng/kg, và cám vàng ổn định ở 5.950 đồng/kg.
Giá lúa tại tỉnh An Giang hôm nay giữ mức ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể Đài thơm 8 6.200-6.300 đồng/kg; IR 50404 5.800- 6.000 đồng/kg; OM 5451 5.900-6.000 đồng/kg; OM 9582 giá 6.100-.6.150 đồng/kg; lúa OM 6976 giá 6.000-6.150 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá cũng duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, giá gạo thơm Jasmine ở mức 15.000-15.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.200 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 15.500 đồng/kg; gạo Nhật 22.500 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu tiếp tục về ít, nhu cầu mua của các kho chậm lại. Giá lúa gạo chững lại, thị trường giao dịch chậm hơn.
Tại nhiều địa phương như Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang… người dân đang bước vào thu hoạch vụ lúa Thu Đông. Tại Cần Thơ, tính đến thời điểm hiện tại, lúa thu hoạch đạt trên 90% diện tích, năng suất bình quân 53,07 tạ/ha, cao hơn 3,56 tạ/ha so với vụ Thu Đông 2019. Hiện, thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng với mức giá từ 5.600 - 6.000 đồng/kg, cao hơn từ 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu chuyển dịch sang cơ cấu gạo chất lượng cao
Trong những tháng đầu năm, châu Á vẫn là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, đạt 2,78 triệu tấn, chiếm 60,74% tổng lượng gạo xuất khẩu. Châu Phi là thị trường khu vực lớn thứ hai, đạt 0,87 triệu tấn, chiếm 19,06%. Mặc dù xuất khẩu sang thị trường châu Âu còn rất khiêm tốn, đạt 0,07 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 1,61%. Tuy nhiên, đáng lưu ý là một số thị trường có lượng xuất khẩu tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 219,9%, Pháp tăng 145,8%. Đây được đánh giá sẽ là tiền đề tốt để các doanh nghiệp tiếp tục khai thác hiệu quả cơ hội thị trường EU khi Hiệp định EVFTA đã thực thi.
Ngoài ra, điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu gạo là cơ cấu chủng loại đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như: gạo thơm (chiếm 27,33% trong tỷ trọng tổng lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020), gạo japonica (chiếm 3,69%), gạo nếp (chiếm 10,13%).
Related news
Giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày 7/10 có chiều hướng đi ngang.
Các quan chức ngành gạo của Ấn Độ ngày 7/10 cho biết xuất khẩu gạo của nước này năm 2020 có thể tăng gần 42% so với năm 2019
Giá lúa mì trong tuần đến ngày 08/10/2020: Tăng tại Pháp và Nga song không thay đổi tại Đức do thời tiết bất lợi.