Thị trường cà phê tuần 12+13: Giá lao dốc khi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu
Giá cà phê từ ngày 16/03 – 31/03/2020 trồi sụt liên tục, lúc ở quanh mốc 30.000 đồng/kg, lúc tiến sát mức 31.000 đồng/kg nhưng có lúc lại lao dốc xuống mức thấp nhất 29.500 đồng/kg. Đầu tháng 3, giá có phiên tăng đột biến ở mức 32.000 – 32.400 đồng/kg hôm 04/3, nhưng đến cuối tháng 3, giá chỉ còn ở mức 29.500 - 29.800 đồng.kg. Như vậy, giá tuần qua sụt giảm khoảng 600 – 700 đồng/kg, nhưng tính chung cả tháng, giá cà phê đã mất khoảng 2.500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, các mức giảm đáng kể, khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam
Thị trường | Đơnvị | 16/03 | 18/03 | 25/03 | 31/03 |
FOB (HCM) | USD/tấn | 1.321 | 1.411 | 1.325 | 1.317 |
Đăk Lăk | VND/kg | 30.600 | 30.000 | 30.900 | 29.800 |
Lâm Đồng | VND/kg | 30.300 | 32.000 | 30.700 | 29.500 |
Gia Lai | VND/kg | 30.600 | 29.800 | 30.800 | 29.700 |
Đắk Nông | VND/kg | 30.600 | 30.100 | 30.900 | 29.800 |
Hôm nay (31/3), trên thị trường thế giới, hai sàn cà phê giao dịch trái chiều. Giá arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 3,45 US cent, tương đương 2,98% chốt ở 119,3 US cent/lb; giá robusta giao cùng kỳ hạn mất 6 USD, tương đương 0,5% chốt ở 1.203 USD/tấn.
Dẫn nguồn Diễn đàn của người làm cà phê, dịch Covid-19 đã phá vỡ tất cả. Những gói ngân sách tổng cộng hơn 3.000 tỷ USD đã được các nước tung ra để hỗ trợ cho dân chúng trong thời gian thị trường đóng cửa và gia tăng sức mạnh cho ngành Y tế để chống dịch quyết liệt hơn nữa như Mỹ, Đức, Pháp…Thị trường hàng hóa toàn cầu càng tỏ ra lo ngại khi lượng tiền khổng lồ được tung ra sẽ gia tăng lạm phát. Do đó, kỳ vọng giá cà phê hồi phục trong ngắn hạn là điều hết sức khó khăn.
Bên cạnh đó, nhu cầu giảm trong khi cây trồng khỏe mạnh có thể dẫn đến tình trạng thừa cung và giá thấp, mặc dù Tổ chức Cà phê Thế giới dự báo thế giới thâm hụt 0,48 triệu bao cà phê trong năm nay. Tác động của virus corona đã lan rộng đến những người trồng cà phê trên thế giới, với giá cà phê giảm do nhu cầu suy yếu khi người tiêu dùng tránh tới các cửa hàng và ở nhà, theo Kinh tế và Tiêu dùng.
Tuy không đóng cửa nhưng Việt Nam cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, tự cách ly tại nhà, làm việc online trong khoảng 2 tuần tới để thể hiện quyết tâm tích cực chống dịch Covid-19 của toàn cộng đồng.
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 31/3/2020: Dẫn nguồn Tuổi trẻ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngày 31/3 cho biết chính phủ nước này quyết định cấm toàn bộ du khách đến và quá cảnh tại đây để ngăn dịch bệnh lây lan. Người nước ngoài được cấp phép cư trú và một số chuyến thăm ngoại giao sẽ được miễn trừ lệnh cấm.
Trong khi đó Thái Lan ghi nhận thêm 127 ca nhiễm và 1 trường hợp tử vong mới vì COVID-19 trong ngày 31/3. Số liệu mới nhất đã nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 1.651 và số bệnh nhân tử vong lên 10.
Bộ Y tế Cộng hòa Czech thông báo số ca COVID-19 tại đây đã vượt mốc 3.000 sau khi ghi nhận thêm 184 ca nhiễm mới. Quốc gia này hiện có 3.001 ca nhiễm, 23 trường hợp tử vong và 25 bệnh nhân đã hồi phục tính đến cuối ngày 30/3.
Trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 79 ca nhiễm mới và 5 ca tử vong. Hiện nước này có 81.518 ca nhiễm, 3.305 ca tử vong.
Nhật Bản hiện có 1.866 ca nhiễm và 54 trường hợp tử vong. Nước này đã yêu cầu người dân không đến 73 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức 1/3 số quốc gia trên thế giới.
Bộ Y tế Mexico ngày 30/3 ghi nhận số ca nhiễm tăng từ 993 lên 1.094, trong khi số trường hợp tử vong tăng từ 20 lên 28 người.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ghi nhận thêm 125 ca nhiễm mới trong ngày 31/3, nâng tổng số ca COVID-19 tại đây lên 9.786.
Related news
Giá xuất khẩu lúa mì Nga trong tuần tới ngày 27/3/2020 tăng theo xu hướng giá tại châu Âu tăng, trong khi giá lúa mì thị trường nội địa bị kiềm chế
Giảm 0,5 triệu tấn so với dự báo đưa ra tháng trước đó và cũng giảm 3 triệu tấn so với niên vụ trước, chủ yếu do sản lượng của Sri Lanka được điều chỉnh giảm
Đầu tháng 3/2020, người dân Campuchia có xu hướng mua tích trữ gạo và các mặt hàng thiết yếu khác do lo sợ dịch Covid-19 lan rộng.