Home / Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường cà phê Tháng 04/2019: Đà giảm không dứt chạm mức thấp mới

Thị trường cà phê Tháng 04/2019: Đà giảm không dứt chạm mức thấp mới
Author: Phạm Hoà - VITIC/Reuters
Publish date: Thursday. May 2nd, 2019

Áp lực dư cung khiến giá cà phê toàn cầu liên tục giảm, và thị trường cà phê Việt Nam cũng chịu tác động mạnh. Tuần đầu tiên của tháng 4, thị trường cà phê Tây Nguyên đã lao dốc không phanh tới 1.400 đồng/kg so với tháng trước đó, có nơi xuống dưới 31.000 đồng/kg, chạm mức thấp mới. Đà giảm không dứt ở các tuần kế tiếp cùng hạn hán khiến nông dân trồng cà phê chịu nhiều thiệt hại.

Trong tuần 16, thị trường thiếu vắng sức mua do kỳ nghỉ lễ Phục Sinh kéo dài. Tuần cuối tháng 4/2019, đồng real Brazil mạnh trở lại dù người Brazil không ngừng gia tăng bán do họ đã bắt đầu thu hoạch vụ mới năm nay trong khi tồn kho vụ năm ngoái vẫn còn khá đáng kể.

Chính quyền Liên bang Brazil đề nghị Bộ Nông nghiệp xem xét lại mức giá cà phê tối thiểu của Công ty Cung ứng và Dự báo nông sản Brazil (CONAB) đưa ra, theo nhiều nghiên cứu đánh giá là không còn phù hợp do giá bán thực tế hiện nay tại thị trường nội địa Brazil đã thấp hơn 30% so với giá thành sản xuất.

Năm 2017, Uganda đã sản xuất 5,2 triệu tấn cà phê và xuất khẩu 4,6 triệu bao (loại 60kg), mang lại cho nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu châu Phi đồng thời là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này mức lợi nhuận kỷ lục lên tới 544 triệu USD. Tất cả là nhờ ngành cà phê nước này được đầu tư sâu hơn và chương trình trồng lại cà phê do Cơ quan phát triển cà phê Uganda (UCDA) triển khai.

Tại Ethiopia, sản lượng cà phê vụ 2018/19 dự kiến sẽ không thay đổi nhiều so với vụ trước, ở mức 7,1 triệu bao 60 kg (426.000 tấn) trong khi sản lượng xuất khẩu được dự đoán duy trì ở mức kỉ lục 3,98 triệu bao (239.000 tấn).

Nhiều nông dân ở Kenya đã bỏ canh tác cà phê và chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả tốt hơn như bơ.

Các dự án bất động sản cũng đã xóa sổ việc trồng cà phê ở những vùng đất rộng lớn, xu hướng này dự kiến sẽ xấu đi trong những năm tới khi người nông dân tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế tốt hơn.

Diện tích trồng cà phê đã giảm đáng kể từ 170.000 ha năm 1998 xuống mức thấp nhất 107.000 ha trong năm 2010. Hiện tại con số này là 115.000 ha. Vụ mùa ngày càng trở nên tồi tệ ở Kenya, ước tính của Tổng cục Cà phê quốc gia này cho thấy năng suất cây trông của người nông dân hiện là 2 kg/cây so với tiêu chuẩn từ 10kg/cây trở lên.

Trong nỗ lực giảm tình trạng ngột ngạt của giá, năm 2016 một nhóm người đã đề xuất tăng doanh số bán cà phê trực tiếp từ 10% hiện tại lên 30%, quảng bá loại cà phê đặc sản và chuyển đổi Sàn giao dịch cà phê Nairobi (NCE) thành một công ty TNHH đại chúng.

Người nông dân có thể chọn bán cà phê trực tiếp cho khách hàng quốc tế hoặc kí hợp đồng ủy quyền cho các đại lí tiếp thị bán thông qua các cuộc đấu giá hàng tuần tại NCE. Hiện tại, 90% cà phê Kenya được giao dịch tại NCE trước khi tiếp cận thị trường xuất khẩu và chỉ 10% được bán trực tiếp trên thị trường quốc tế.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Uganda với hơn 95% sản lượng cà phê được xuất khẩu thông qua bán hàng trực tiếp bởi hơn 30 công ty. Tuy nhiên, 10 công ty kiểm soát hơn 80% thị trường. Italy, Đức và Bỉ vẫn là những điểm đến hàng đầu cho cà phê xuất khẩu của Uganda.

Bên cạnh những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, ngành cà phê Kenya đang quay cuồng vì nợ nần. Theo báo cáo năm 2017 của Lực lượng cải cách ngành cà phê quốc gia, tổng số tiền mà người nông dân nợ các công đoàn, hợp tác xã và tổ chức tín dụng lên tới 4,78 tỉ shilling.

Trong năm tài chính 2016 - 2017, chính phủ Kenya đã thanh toán 4 tỉ shilling, số dư còn lại là 784 triệu shilling.

Ngoài ra, nông dân còn nợ quĩ Stabex khoản tiền lên tới 1,7 tỉ USD vay từ Liên minh châu Âu và được quản lí thông qua Ngân hàng Hợp tác xã Kenya (tiền lãi tích lũy từ quỹ Stabex là 700 triệu shilling).


Related news

Giá lúa mì Nga giảm do nhu cầu yếu và triển vọng cây trồng cải thiện Giá lúa mì Nga giảm do nhu cầu yếu và triển vọng cây trồng cải thiện

Giá lúa mì Nga trong tuần kết thúc ngày 19/4/2019 giảm, do triển vọng cây trồng năm 2019 cải thiện, trong khi nhu cầu yếu.

Wednesday. April 24th, 2019
Cà phê Châu Á: Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2019 giảm xuống 2 triệu bao Cà phê Châu Á: Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2019 giảm xuống 2 triệu bao

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự báo giảm xuống khoảng 2 triệu bao (60 kg/bao) trong tháng 4/2019 từ 2,87 triệu bao trong tháng trước do nông dân không muốn bán

Friday. April 26th, 2019
Thị trường lúa gạo Châu Á: Giá tăng ở Việt Nam, giảm ở Ấn Độ và vững ở Thái Lan Thị trường lúa gạo Châu Á: Giá tăng ở Việt Nam, giảm ở Ấn Độ và vững ở Thái Lan

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng tuần đầu tiên trong vòng 6 tuần do nhu cầu gia tăng trên thị trường nội địa và lo ngại khô hạn ở khu vực sản xuất lúa chính

Friday. April 26th, 2019