Thị trường cà phê ngày 25/6: Tiếp nối đà giảm xuống mức 30.200 – 30.700 đồng/kg
Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên phiên hôm nay (25/6) mất thêm 200 đồng, xuống ở 30.200 – 30.700 đồng/kg. Lâm Đồng ở mức giá thấp nhất, Đắk Lắk ở mức cao nhất; Gia Lai và Đắk Nông chốt tại 30.600 đồng/kg, theo bảng giá Diễn đàn của người làm cà phê.
Trên thị trường thế giới, giá arabica kỳ hạn tháng 7/2020 tiếp tục tăng nhẹ 0,4 cent, tương đương 0,42% lên ở 96,65 US cent/lb; nhưng các kỳ hạn khác lại có giá sụt giảm; giá robusta giao kỳ hạn tháng 7/2020 mất thêm 13 USD, tương đương 1,12% chốt tại 1.145 USD/tấn.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, tại các thị trường châu Âu, châu Á, trong khi các mặt hàng xuất khẩu khác ít nhiều chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì ở mức ổn định, tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân do nhiều quốc gia có xu hướng tích trữ cà phê, đặc biệt là tại Châu Âu khi lo ngại chuỗi cung ứng gián đoạn trong thời điểm dịch bệnh.
Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở tại Ấn Độ trong hơn hai năm qua đã khiến sản lượng cà phê nước này giảm tới 50% trong niên vụ 2019/20 và 35% trong niên vụ 2018/19.
Thời tiết bắt đầu bước vào mùa Đông ở Nam bán cầu, cũng là mùa sương giá gây hại cây cà phê ở Brazil, là tâm điểm thị trường cần chú ý vào cuối tuần này và đầu tuần sau, khi bước vào những ngày trăng tròn tháng Bảy.
Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu châu Phi, đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2020 đạt 437.597 bao, tăng tới 26,56% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu cà phê robusta tăng 35,81% lên đạt 340.830 bao và cà phê arabica tăng 2,04% lên đạt 96.767 bao.
Lũy kế xuất khẩu cà phê của Uganda trong 8 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2019/20 đạt tổng cộng 3.368.606 bao, tăng 21,01% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Related news
Chuyên gia cao cấp về điều dự báo, nhu cầu về điều nhân sẽ tiếp tục giữ ở mức cao năm 2020, do vậy, nhu cầu nhập khẩu điều thô của Việt Nam sẽ vẫn cao.
Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 24/6/2020 giảm do các nhà đầu tư giao dịch thận trọng, chờ đợi số liệu xuất khẩu với giá dầu thô giảm gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/6/2020. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia giai đoạn từ 1-25/6/2020 tăng 37,2%