Home / Cây ăn trái / Thanh long

Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại thanh long

Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại thanh long
Author: Minh Tuấn
Publish date: Saturday. October 14th, 2017

Theo Sở NN & PTNT  tỉnh Bình Thuận, diện tích thanh long  trong tỉnh bị bệnh đốm nâu hiện chỉ còn 1.527 ha (tương đương 6,3% diện tích gieo trồng), giảm 47% so với tháng 9 năm trước. Có được kết quả  này là do ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai giải pháp hiệu quả  trừ bệnh đốm nâu  trên thanh long. 

Giải pháp tập trung vào việc vệ sinh vườn, thu gom, xử lý cành trái thanh long bị bệnh bằng chế phẩm sinh học mang lại hiệu quả cao. Với phương pháp truyền thống trồng thanh long bằng trụ, cây ra được lá nào giữ lá nấy, tán cây thanh long quá rậm rạp, chưa nói đến việc hao dinh dưỡng nuôi các lá vô hiệu (chiếm 50 - 60%), bản thân các lá này chứa đựng và nuôi dưỡng mầm bệnh (trường hợp này là đốm nâu). Vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, đốm nâu phát triển và lây lan trên các lá/cây không bị bệnh. Quy trình thu gom cành già cỗi, cành trong tán, cành, hoa, trái bị bệnh và tiêu hủy đúng cách được các Chi cục bảo vệ thực vật phổ biến đến tận người dân. Thời gian qua, các tổ chức hợp tác xã, xóm ấp, các tổ chức chính trị xã hội như đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, các viện, trung tâm nghiên cứu đã cùng với bà con trồng thanh long ra vườn tỉa cành tạo tán, loại trừ đốm nâu. Khối lượng cành, trái thanh long già, bệnh khá lớn, được thu gom xử lý thành phân bón tại vườn bằng phương pháp chặt ngắn, ủ với chế phẩm BIO-ADB, thời gian ủ 30 - 40 ngày. Ở Tiền Giang, cành thanh long bệnh được thu gom, đưa vào máy ép vụn và xử lý thuốc chống nấm. Vườn thanh long sau khi được “rửa” đã được hồi phục nhanh chóng nhờ phun phân bón lá, rải phân bón gốc.

Theo Bộ NN & PTNT, cùng với giải pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó có việc làm vệ sinh vườn cây, tỉa bỏ cành, hoa, trái bệnh và tiêu hủy đúng cách thì việc chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnh, huyện, xã, ấp; sự vào cuộc của các nhà khoa học và doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của nhà vườn trồng thanh long đã đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, bệnh đốm nâu nằm trong đất, trong tán cây sẽ tiếp tục phát triển, nhất là vào mùa mưa. Các địa phương, nhà vườn trồng thanh long tiếp tục theo dõi, để áp dụng các giải pháp thích hợp ngăn chặn, kiên quyết không để bệnh phát sinh ngay từ đầu.


Related news

Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học

Lâu nay, nông dân trồng thanh long VietGAP đang gặp khó trong các khâu đảm bảo vệ sinh môi trường. Một trong những nguyên do là sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ cây thanh long không có chỗ tiêu hủy. Tìm biện pháp để “biến” các loại phế phẩm đó trở thành phân hữu cơ sinh học, đang là sự quan tâm của không ít nông dân trong tỉnh Bình Thuận.

Sunday. April 27th, 2014
Kinh nghiệm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long Kinh nghiệm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh đốm nâu trên thanh long. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã có những kinh nghiệm khá hay và hiệu quả trong quá trình phòng chống bệnh...

Thursday. June 25th, 2015
Nguyên nhân và cách phòng bệnh thối rễ, khô cành trên cây thanh long Nguyên nhân và cách phòng bệnh thối rễ, khô cành trên cây thanh long

Báo Bình Thuận số ra ngày 26/6/2015 có bài phản ánh về hiện tượng vườn thanh long nhà ông Trương Công Hiệu, thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc có 1.200 trụ thanh long bị chết.

Thursday. July 2nd, 2015