Thay thế bột cá trong thức ăn và sự bền vững của ngành tôm
Theo nghiên cứu được công bố gần đây, việc thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật trong thức ăn nuôi trồng thủy sản có thể không phải là phương pháp mang tính bền vững hoàn hảo cho ngành nuôi tôm.
Số lượng bột cá đáng kể được đưa vào chế độ ăn của tôm, gây ra sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển hữu hạn. Do đó nó sự thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật trên cạn đang được xem như là sự thay thế bền vững, các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Wesley Malcorps từ Viện Nuôi trồng Thủy sản của Stirling cho biết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã quyết định thử nghiệm lý thuyết phổ biến này bằng cách mô hình hóa sự thay thế bột cá tăng dần với các thành phần thực vật trong thức ăn cho hai loại tôm chính được sản xuất trên toàn cầu – là tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, sau đó đánh giá tác động của nó đối với tài nguyên trên biển và trên cạn như cá, đất, nước ngọt, nitơ và phốt pho.
Kết quả cho thấy việc thay thế 20-30% bột cá trong khẩu phần ăn của tôm nuôi có thể làm tăng việc sử dụng nước ngọt của ngành tôm lên tới 63%, đất lên tới 81% và phốt pho lên tới 83%. Điều này chủ yếu được gây ra bởi sự phát triển các loại cây trồng thâm canh và các thành phần có nguồn gốc từ chúng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng, chẳng hạn như thức ăn đậu nành cô đặc, hạt cải dầu cô đặc, protein đậu và bột ngô.
Những phát hiện này cho thấy áp lực bổ sung đối với các nguồn tài nguyên nông nghiệp với các tác động kinh tế xã hội và môi trường liên quan như một sự đánh đổi cho áp lực đối với tài nguyên biển hữu hạn. Mặc dù việc sản xuất thức ăn cho tôm (hay nói chung là nuôi trồng thủy sản) chỉ sử dụng một tỷ lệ nhỏ trong sản xuất cây trồng toàn cầu, nhưng các phát hiện này chỉ ra rằng sự bền vững của việc thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật không nên được coi là điều hiển nhiên, họ kết luận.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tiềm năng của việc sử dụng các sản phẩm phụ và các thành phần mới - như sinh khối vi sinh vật, tảo và côn trùng - trong thức ăn cho tôm nên được khám phá thêm. Do đó, việc sử dụng bột cá chiến lược hơn trong các công thức thủy sản và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, và các hệ thống như nuôi trồng thủy sản tận dụng tối đa nguồn tài nguyên như mô hình đa kênh tích hợp (IMTA) và công nghệ biofloc, copefloc ... theo lý thuyết những mô hình này sẽ đòi hỏi ít nguồn thức ăn hơn.
Related news
Các doanh nghiệp, trang trại nuôi tôm và nhà khoa học trong tỉnh đã tự tìm kiếm và sử dụng dòng vi sinh bản địa đối kháng vi khuẩn gây bệnh
Phát hiện sớm tác nhân gây bệnh cho tôm là một trong những yếu tố cần thiết góp phần chuẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra những hướng xử lý kịp thời
Tóm tắt xu hướng phát triển của thị trường thủy sản cũng như cách người tiêu dùng thay đổi thói quen lựa chọn thực phẩm do tác động của COVID-19.