Thái Lan Trở Thành Nước Cung Cấp Rau Quả Lớn Nhất Cho Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng rau quả nhập từ Thái Lan có giá trị 106 triệu đô la Mỹ, vượt xa con số 71,4 triệu đô la Mỹ NK từ Trung Quốc.
Còn lượng rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng qua là gần 259 triệu đô la Mỹ, Thái Lan là gần 20 triệu đô la Mỹ. Như vậy, đối với mặt hàng rau quả, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc nhưng lại nhập siêu từ Thái Lan.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kể từ tháng 6/2014, Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam. Hiệp hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, giá trị NK rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị NK từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.
Theo Vinafruit, lý do để Việt Nam chuyển sang NK rau quả của Thái Lan hay từ Myanmar là do trong thời gian qua, có thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép mấy chục lần nên DN giảm NK mà tìm mặt hàng thay thế từ các nước trong khu vực.
Điều đáng nói, là trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị XK rau quả của Myanmar sang Việt Nam chưa đến 4 triệu đô la Mỹ, nhưng 6 tháng đầu năm 2014 con số này đạt hơn 36,5 triệu đô la Mỹ.
Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.
Related news

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.