Thái Lan coi sầu riêng là nông sản đặc biệt
Với doanh số xuất khẩu đang tăng trưởng với tốc độ 40% hàng năm, sầu riêng được Thái Lan giành mọi nguồn lực và ưu tiên để phát triển.
Khoảng 80% sầu riêng sản xuất ở Thái Lan được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: NYT
Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Chalermchai Sri-on cho biết, Thái Lan đặt mục tiêu quảng bá sầu riêng là sản phẩm trái cây chủ lực trong chiến lược thúc đẩy chuyển đổi xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao giá trị xuất khẩu của nước này.
Với diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng trung bình 30% trong vòng thập kỷ qua, Thái Lan đang có kế hoạch tăng sản lượng lên 83% vào năm 2025 và trở thành nhà sản xuất sầu riêng hàng đầu thế giới, đạt 2,02 triệu tấn.
Theo đó, phát biểu tại hội nghị trực tuyến mới đây với chủ đề Hành động Toàn cầu về Phát triển Xanh các Sản phẩm Nông nghiệp Đặc thù ‘Mỗi địa phương một sản phẩm’ hay còn gọi là OCOP do tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc chủ trì, ông Chalermchai Sri-on khẳng định, sầu riêng sẽ được coi là một "sản phẩm nông nghiệp đặc biệt" của Thái Lan.
"Sầu riêng của chúng tôi nức tiếng với chất lượng hảo hạng, hương vị thơm ngon và có chứng chỉ địa lý về nguồn gốc sản phẩm (GI) cho nên liên tục nhiều năm liền luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thái Lan, với giá trị hơn 2,9 tỷ đô la Mỹ (94,8 tỷ bạt), tương đương 2,5% GDP. Tốc độ tăng trưởng của nó là rất ấn tượng: 40%/năm”, ông Chalermchai nói.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, danh mục sản phẩm nông nghiệp đặc thù (SAP) ở Thái Lan là những mặt hàng có phẩm chất độc đáo và đặc điểm khác biệt, gắn với vị trí địa lý và di sản văn hóa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra nó còn hỗ trợ sinh kế và làm giàu cho nông dân, đồng thời bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Trọng tâm của kế hoạch Hành động Toàn cầu của FAO là thúc đẩy thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù, thông qua đổi mới sáng tạo và phát triển xanh, cũng như tạo điều kiện phát triển cho các mô hình sản xuất nhỏ và nông hộ gia đình.
"Ngày nay, nguồn cung cấp lương thực toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào một số loại cây trồng và sản phẩm. Hầu hết các hệ thống nông sản thực phẩm đều có đầu vào cao, thâm dụng nhiều tài nguyên và thiếu tích hợp, tối ưu hóa và đổi mới", Tổng giám đốc FAO, ông Khuất Đông Ngọc cho biết.
Mục đích là phát triển các chuỗi giá trị xanh và bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp đặc thù giúp nông dân và các nông hộ nhỏ gặt hái được nhiều lợi ích từ thị trường toàn cầu.
Sáng kiến này cũng đồng thời nhằm tối ưu hóa hệ thống sản xuất; giảm thiểu thất thoát, lãng phí thực phẩm sau thu hoạch và đa dạng sinh học và lạm dụng hóa chất nông nghiệp cũng nhưu tối đa hóa lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp.
“Tựu chung lại, mục tiêu của các yếu tố tổng hòa này là cho phép quá trình chuyển đổi để tạo ra các hệ thống nông sản thực phẩm hiệu quả, toàn diện hơn, có khả năng phục hồi và bền vững”, người đứng đầu FAO nói.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, đượ coi là “vua trái cây” của Thái Lan trong quý đầu tiên của năm nay sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 186 triệu USD (5,8 tỷ bạt), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là các thị trường Hồng Kông (14 triệu USD) và Việt Nam (10 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc năm 2020 đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2019.
Related news
Với việc thu hoạch và bán loại hạt này, đời sống nông dân nghèo Indonesia được cải thiện. Nhờ đó, tình trạng phá rừng trồng các cây ít hiệu quả sẽ được hạn chế.
Anh nông dân tên là Şerafettin Baba đã thu hoạch vụ khoai lang sặc sỡ đầu tiên của mình ở huyện Torbalı, phía tây tỉnh Izmir như một dự án kinh doanh béo bở.
Nước Anh dự báo thiếu hụt khoảng 60.000 lao động trong vòng 10 năm tới, và đã đề ra nhiều biện pháp thu hút sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.