Thả giống cá chình bông thương phẩm bằng bể xi măng ngoài trời

Trong đợt này, dự án nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng bể xi măng ngoài trời được huyện Tuy An chọn 3 hộ ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (huyện Tuy An) cùng tham gia.
Tổng lượng giống hơn 90kg (loại con giống đã được ươm nuôi gần một năm, có trọng lượng bình quân 10 con/kg) được thả nuôi tại 3 bể nuôi có diện tích 180m2.
Hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% thuốc, hóa chất để xử lý dịch bệnh và kỹ thuật nuôi cá, hỗ trợ 50% giá trị con giống, với tổng giá trị khoảng 72 triệu đồng.
Đây là mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi trên địa bàn, tạo thêm hướng sản xuất mới, tận dụng diện tích nhỏ lẻ sẵn có tại hộ gia đình, cũng như góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu cho người dân.
Trước đó, năm 2012, dự án này đã được huyện Tuy An chọn thực hiện tại 5 hộ gia đình ở xã An Ninh Tây, với diện tích khoảng 300m2.
Qua 18 tháng thả nuôi, nhờ tỉ lệ cá chình sống đạt cao trên 98% và sức tăng trọng nhanh, đạt từ 1,2 đến 2,5con/kg, nên sau khi trừ chi phí, cứ 100kg cá chình thương phẩm, hộ tham gia thực hiện dự án này có thu nhập hơn 15 triệu đồng.
Related news

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.