Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Theo đó, đã có 2.000 con cá lăng, 20 ngàn con cá dày, 160kg cá trê vàng và cá trê trắng, 80 ngàn con cá chạch và 140 ngàn con tôm càng xanh được thả xuống một số cửa sông nội đồng trong huyện Trần Văn Thời. Số cá giống, tôm càng mang thả lần này khỏe mạnh, được lựa chọn từ trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.
Việc thả cá, tôm giống trên một số cửa sông vùng ngọt trong tỉnh là hoạt động được tổ chức hằng năm của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, với mục đích là tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản, nâng cao nhận thức cho người dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua đó chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền người dân không được đánh bắt thủy sản bằng xuyệt điện, hóa chất, không được đánh bắt cá non vào mùa sinh sản; xử lý nghiêm những hành vi đánh bắt, mua bán cá non, nhằm chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Trong ngày (11/8) và ngày (12/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tiếp tục thả một số loại giống trên tại các xã của huyện U Minh, huyện Thới Bình.
Related news

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn này gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

Hàng loạt nông dân nuôi bò sữa ở TP.HCM đang rao bán bò sau khi có thông tin các công ty thu mua sữa sẽ giảm hoặc cắt hợp đồng mua sữa vào đầu năm 2016...

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã triển khai được hơn 1 năm. Dự án không chỉ tạo ra được nguồn giống sạch dồi dào mà còn từng bước xây dựng một vành đai gia cầm vững chắc.

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.