Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Hòa Bình

Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển Nguồn lợi thủy sản cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản.
Về phía lãnh đạo địa phương có ông Vương Đắc Hùng - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, ông Hoàng Văn Son – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Huyến – Chủ tịch UBND xã Thung Nai, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy,Cảnh sát môi trường cùng nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Hòa Bình và bà con ngư dân sinh sống trong vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Ngành thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình hàng năm đạt 5,22%, trong đó sản lượng khai thác thủy sản tăng trung bình 2,69% và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 7,31%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng trung bình hàng năm là 11,73%.
Trong 5 năm qua, một loạt các cơ chế chính sách, quyết định tầm chiến lược, quy hoạch của ngành đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, đã có nhiều chương trình, đề án phát triển thủy sản khác cũng được ban hành nhưChương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 188/QĐ-TTg, năm 2012).
Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 332/QĐ-TTg, năm 2011), Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản (Quyết định 375/QĐ-TTg, năm 2013).
Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, năm 2013), tạo cơ sởpháp lý quan trọng để Tổng cục Thủy sản cùng toàn ngành thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản và theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Từ năm 2014, Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung giống, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại hồ Hòa Bình đã thả tổng số 34.200 con cá giốngvới 4 loài cá Bỗng, Chày mắt đỏ, Lăng, Trắm.
Trong lần thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản này, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục thả bổ sung 57.100 con cá giống các loại gồm cá Chày mắt đỏ, Mè hoa, Mè trắng, Ngạnh, Bỗng góp phần tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại buổi lễ thả giống, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình và UBND xã Thung Nai cũng cam kết bảo vệ nguồn cá giống được thả tại hồ, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các thế hệ tương lai.
Related news

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).