Tập tính và sinh lý của heo
Bạn sẽ hiểu tại sao phải cho heo con sử dụng mức dinh dưỡng khác với heo trưởng thành, tại sao nuôi heo thịt khác với nuôi heo đẻ.
1.Tập tính heo
a. Nuôi con không tốt:
Lơ đễnh sau khi sinh: Heo con dùng khứu giác trong bóng tối để tìm đến vú mẹ.
Không liếm heo con mới sinh: Các loài có vú thường liếm con mới sinh. Cho bú thoải mái: Các loài động vật đa thai thường cho con bú thoải mái ( dẫn đến không công bằng cho heo con trong bầy)
Không cho nằm ở khu vực bụng ấm áp: Không ôm con, không liếm, không cho nằm bên cạnh, không cho đi theo.
Kết luận:
Nái sau khi sinh thường hay lơ đễnh không liếm heo con nên ta phải tự lau sạch chúng.
Những heo con yếu hơn heo bình thường phải nhanh chóng cho bú sữa đầu.
Heo không đủ độ ẩm nên phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thân nhiệt khi mới sinh là 37-38 độ C. Vì heo mẹ không sưởi ấm nên cần phải cung cấp nhiệt đầy đủ.
b. Sáng và tối:
Heo là loài vật rất nhát nên chỗ bú sữa ( cũng như ăn cám) và chỗ ngủ phải tối vì heo cảm thấy an toàn. Khi heo bài tiết hoặc chơi đùa heo thường chọn chỗ sáng.
Tập thói quen bài tiết cho heo từ khi ở trại đẻ. Không nên lắp đèn ở giữa đường đi phía đầu heo. Vì khu vực này sáng heo con theo mẹ sẽ nghĩ là nơi bài tiết nên khu vực máng ăn sẽ rất dơ.
Nên thắp đèn ở giữa đường đi phía sau của heo. Nó sẽ tạo thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ như nái.
Nếu heo con được huấn luyện đầy đủ về khu vực sáng và tối, khi chuyển qua các trại cai sữa và thịt thì chuồng ít bị dơ hơn. Vì vậy khi thiết kế chuồng trại và ánh sáng phải cẩn trọng.
Lồng úm heo: Lồng úm heo hoạt động tốt nhất vào mùa nóng vì nhiệt độ phù hợp cho nái và heo con có sự chênh lệch rất lớn.
Vị trí của nơi phát ra nguồn nhiệt: vào mùa nóng không cho nguồn nhiệt ảnh hưởng tới nái. Mùa lạnh tạo sự ấp áp cho khu vực xung quanh.
c. Đặc tính hành động:
Thời gian ăn và ngủ chiếm tới 80% (19 tiếng) vì vậy cần tạo cho heo chỗ nghỉ yên tĩnh.
2. Đặc tính sinh lý:
a. Động vật đa thai có khả năng sinh sản cao:
- Lớn nhanh, dễ nuôi dưỡng, thân thiện với người. Nên được chọn là gia súc nuôi.
- Là loài rất nhát: cần quản lý kỹ.
- Khứu giác rất phát triển: cần chú ý khi ghép bầy.
- Thường tạo thành một bầy (12-15 con): chú ý khi di chuyển.
- Mũi và hàm dưới: Mũi heo có sức mạnh giống như xe ủi đất và hàm dưới đóng vai trò như một cái muỗng.
b. Phát triển nhanh
Heo tăng trưởng rất nhanh. Nhưng mỗi lần bị tiêu chảy heo tăng trưởng rất chậm.
c. Heo sơ sinh
Nhanh chóng cho bú sữa đầu – khắc phục được tiêu chảy và nhiễm bệnh.
Trong sữa đầu có chất kháng thể các loại vi khuẩn, virus, độc tố được nái truyền sang. Heo con khi bú sữa đầu sẽ nhận được kháng thể nhằm chống lại các loại dịch bệnh. Nếu không được bú sữa đầu thì khi mới sinh heo con sẽ không có khả năng tạo ra kháng thể cho mình.
Thành công hay thất bại phụ thuộc vào 12 tiếng đầu sau khi sinh:
Đây là khoảng thời gian ruột non hấp thụ globulin. Sau khi sinh, trong vòng 12 tiếng tất cả heo con phải được bú sữa đầu.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển:
Nhiệt độ cao: thông thường khi nhiệt độ từ 25-30 độ C thì thân nhiệt bắt đầu tăng. Nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, tùy theo ngày tuổi của heo mà phạm vi nhiệt độ thích ứng cũng khác nhau.
Nhiệt độ lạnh: nhiều gia súc thích ứng với nhiệt độ lạnh so với nhiệt độ cao ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên heo con mới sinh nếu bị lạnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và khả năng hồi phục sẽ chậm.
d. Quản lý heo nái:
Nái dễ bị táo bón:
Heo thường mệt mỏi khi sinh nên không ăn cám. Nước cũng không uống. Nên dễ bị sốt khi đẻ và không đứng dậy được.
Khắc phục: Vào ngày đẻ cho ăn ít cám hoặc không cho ăn. Cho heo đứng dây khi đi vệ sinh.
Nguyên nhân gây giảm tỷ lệ đẻ ( vào mùa nóng )
Trứng không được thụ tinh. Nguyên nhân do heo đực- kiểm tra trạng thái tinh trùng.
Trứng thụ tinh không phát triển. Do sau khi phối đến 14 ngày nhiệt độ trên 30 độ, khiến quá trình phát triển thai nhi không tốt, thai bị chết số lượng con giảm.
Trại đẻ nên để hơi tối:
Nếu để tập heo con đi bài tiết đúng chỗ thì khu vực đó có thể thắp thêm đèn. Chỉ lắp đèn khu vực cần thiết không nên ảnh hưởng khu vực xung quanh.
Sau khi cai sữa cần chuyển sang chỗ sáng hơn:
Nếu cần thiết có thể mở đèn 24 tiếng. Kéo dài thời gian chiếu sáng.
Sử dụng các loại đèn có ánh sáng nhẹ (không chói) không sử dụng máng đèn.
Ánh sáng giúp rút ngắn thời gian lên giống lại.
Related news
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...