Home / Gia súc-Gia cầm / Nhím

Tập tính của loài nhím

Tập tính của loài nhím
Author: Gà Con
Publish date: Friday. February 10th, 2017

Tính tình của nhím

Nói chung, tính nhím rất nhát, dù nó ở vào tuổi trưởng thành, thân mình đã to đến mười lăm, hai mươi kí lô cũng không dám gây thù chuôc oán với ai. Ban ngày, cứ thu mình trong hang nàm ngủ, đói khát cũng gắng chịu. Chỉ có ban đêm tối trời mhím mới dám đi kiếm àn, và khi trời chưa hừng sáng chúng đã ba chân bốn cẳng lo chạy về hang cho kịp.

Tuy vậy, khi gặp kẻ thù thì cả nhím đực lẫn nhím cái đều tỏ ra hung dữ như nhau. Nếu bị dồn vào đường cùng, chúng cũng biết cách tìm cái sống trong cái chết bằng cách xù bộ lông dựng dứng hết lên rồi liều lĩnh tấn công lại một cách dũng mănh, chứ không dễ dàng chịu thua.

Tính nhím đực hung dữ hơn nhím cái trong trường hợp nó cần bảo vệ bầy đàn và bảo vệ lănh địa riêng của nó.

Tính nhím đực hay ghen, trong chuồng hay trong lồng nuôi nhốt, nếu có nhím cái, không thể nuôi chung nhiều nhím đực trưởng thành. Ngược lại, một đực nhiều cái nuôi chung một chuồng (lồng) thì không sao. Ngay việc một nhím đực lạ lạc vào bầy thì hai con đực cũng sinh sự đánh nhau cho đến khi có con chết con sống mới thôi! Ngay con đực con của nó ở trong chuồng, nếu bốn năm tháng tuổi mà chưa dược tách ra nuôi riêng cũng bị nhím bố rượt đuổi cắn đến chết.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin được nhắc nhở quí vị thêm: Nếu trong chuồng (lồng) có nhím mẹ đang nuôi con mà nhím bố bị bệnh hay bị thương tật phải loại bỏ thì ta không nên vội vàng thả con nhím đực khác vào. Vì như vậy nó có thể cắn chết bầy nhím con không phải là con của nó.

Tốt nhất, nên chờ ngày bầy nhím con đủ lớn, bắt ra ngoài nuôi riêng tự sống được thì lúc đó mới thả con đực mới vào chuồng cho sống chung với nhim mẹ để sinh sản tiếp.

Nhím thích sống nơi yên tĩnh

Trong đời sống hoang dã nhím thích tìm đến các vùng rừng núi thực sự yên tĩnh để đào hang làm nơi trú ẩn, yên tâm ngủ nghỉ trọn ngày. Tất nhiên, nơi nhím ở cũng phải là nơi có nhiều thức ăn thích hợp với chúng nữa.

Vì vậy, nuôi nhím ta không nên làm chuồng ở những nơi ồn ào đông người qua lại như chợ búa, trường học và cũng nên tránh những nơi thường xuyên có những tiếng động mạnh như khu nhà máy, gần đường quốc lộ, thường xuyên có tiếng gầm rú của động cơ… Khu vực nuôi nhím cũng nên hạn chế tối đa người lạ lui tới, nhất là trẻ con ưa lí lắc chọc phá chúng.

Không giao phối đồng huyết: Đặc tính của loài nhím là không giao phối đồng huyết. Nhím đực không chịu giao phối với nhím cái có chung huyết thống với nó, cùng bầy đàn với nó trước đây. Đây là điều quan trọng chúng ta nên biết khi nuôi nhím cho sinh sản.

Nhím có biết bắn lông vào kẻ thù của nó?

Trong bộ gặm nhấm, loài nhím có bộ lông đặc biệt hơn cả: đó là vô số những chiếc lông dài vừa cứng, vừa nhọn y như những cái kim khổng lồ trông đáng sợ làm sao. Các lông dài này (có thể dài đến 30cm) mọc từ phần giữa lưng con nhím trở ra sau đuôi. Còn từ giữa lưng trở lên trước mõm thì sợi lông vừa nhỏ vừa ngắn trông bớt sợ hơn.

Như vậy, lông trên lưng nhím có hai thứ: lông dài thì nhỏ, lông ngắn thì to, nhưng cả hai đều cứng và nhọn. Chỉ ở phần mũi và mõm nhím mới được phủ lông ngắn và mềm.

Lông nhím tuy cứng nhọn, nhưng bên trong lại rỗng ruột. Tùy theo giống mà sắc lông trên mình chúng có khác nhau: có giống lông màu nâu sẫm, có giống lông lem nhem khúc đen khúc trắng. Và, thỉnh thoảng ta cũng gặp những con có sắc lông đặc biệt trắng tuyền như chuột bạch vậy.

Đặc biệt, giống nào cũng vậy, bộ lông đuôi khác xa với bộ lông mình của chính nó. Cũng là những chiếc lông rỗng và cứng, nhưng phía đầu của mỗi cái lông đuôi lại phình to ra trông chẳng khác nào cái lục lạc ngộ nghĩnh.

Ban đêm thanh vắng, nhím đi kiếm ăn, những cái lông đuôi “lục lạc” này phát ra tiếng kêu đặc trưng nên dễ bị phát hiện. Loài nhím cũng lợi dụng tiếng rung của những chiếc lông đuôi này như một thứ khí giới để dọa nạt kẻ thù khi nó bị con thú khác tấn công. Những chiếc lông đuôi này khi được rung lên sẽ va chạm vào nhau tạo ra những tiếng lách cách, vừa làm cho kẻ thù của nó sợ sệt, vừa đánh động cho bầy đàn kiếm ăn trong khu vực gần đó biết nguy mà lo tìm đường lẩn tránh kịp thời.

Khi gặp kẻ thù đón đường tấn công, nhím tự vệ bằng một thứ võ đặc biệt: vừa xù lông minh dựng đứng như rừng gươm dao tua tủa lên, vừa dẫm mạnh chân phình phịch xuống đất, rồi lại nghiến răng trèo trẹo như căm giận quá chừng, sẵn sàng xông tới để xé xác kẻ thù. Tất cả sự phô trương thanh thế đó của nhím chỉ là sự hù dọa mà thôi, nhưng chúng thường thành công với sự hù dọa này. Kẻ thù của nhím quả thật bị sợ hãi nên bỏ đi

Đến nay, vẫn có nhiều người tin rằng (trong đó cũng có một số tài liệu đề cập đến) loài nhím khi bị kẻ thù dồn vào đường cùng, sẽ rùng mình để những chiếc lông cứng nhọn trên mình nó tự động bắn liên tiếp vào kẻ thù làm cho đau đớn mà bỏ chạy. Nhiều người tin như thế, nhưng thật ra con nhím không có khả năng bắn lông như vậy…

Không thích tắm

Nhím không thích sống nơi ẩm ướt và giữ thân mình lúc nào cũng khô ráo. Thỉnh thoảng mới thấy chúng tắm, nhất là vào ngày nắng nóng. Tắm xong, nó rùng mình nhiều lần để những giọt nước dính vào bộ lông văng ra hết. Nhiều loài cũng vung lông theo cách này khi mình chúng bị ướt sũng như bị mắc mưa chẳng hạn, Vì vậy, ta không nên tắm cho nhím trừ trường hợp nhân việc xịt nước rửa nền chuồng rồi tắm sơ cho chúng luôn sạch sẽ.


Related news

Nuôi nhím rất dễ Nuôi nhím rất dễ

Có lẽ ở Việt Nam, nghề nuôi nhím được bắt đầu khởi sự ở “Trung tâm Nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc” từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Thursday. February 9th, 2017
Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất

Friday. February 10th, 2017
Môi trường sống của loài nhím Môi trường sống của loài nhím

Với loài nhím, giống thú hoang dã nhút nhát chỉ xuất hiện vào ban đêm, vì đó là thời khắc chúng kéo cả bầy đàn đi kiếm ăn, nhưng lại kiếm ăn trong vùng yên tĩnh

Friday. February 10th, 2017