Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Thỏ Thương Phẩm
Cũng như bao nông dân khác trong địa bàn xã, anh Lê Thành Nhân (ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Phú Đông, tỉnh An Giang) từng chọn các con vật nuôi như bò, heo, gà để tăng thêm thu nhập gia đình.
Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.
Anh Nhân cho biết thỏ con từ lúc mới sinh ra đến tách mẹ khoảng 25 ngày, nuôi khoảng 5 tháng sau sẽ phối giống, thỏ mẹ mang thai khoảng một tháng thì sinh sản. Để thỏ giống khỏe mạnh, sinh sản tốt, anh cho thỏ phối giống bình quân 3 tháng sinh sản 2 lứa. Mỗi lứa thỏ mẹ đẻ từ 7 đến 10 thỏ con. Trong quá trình chăm sóc cần có sổ tay ghi chép ngày tháng cụ thể để quản lý thỏ con cũng như thời gian sinh sản của thỏ mẹ.
Với kinh nghiệm của mình anh Nhân chia sẻ thêm thỏ ăn không nhiều, thức ăn của thỏ chủ yếu là cỏ, các loại rau xanh (rau lang, rau muống...), người nuôi chỉ cần cho thỏ ăn vào buổi sáng và buổi tối, nếu cho ăn nhiều thỏ chỉ nhai rồi bỏ, lượng cỏ cho mỗi con thỏ bước vào giai đoạn sinh sản mỗi lần ăn khoảng 1 nắm tay.
Nếu không có thời gian cắt cỏ cho thỏ ăn, có thể cho chúng ăn thức ăn viên trộn với lúa. Phải đảm bảo cho thỏ uống đủ nước sạch, cỏ cho thỏ ăn phải giũ sạch, khu vực nuôi thỏ cần thoáng mát, giữ cho thỏ không bị ảnh hưởng lạnh và nắng nóng.
Nên vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi thường xuyên để hạn chế bệnh trên thỏ. Cần theo dõi sức khỏe của thỏ để khi phát hiện thỏ bệnh điều trị kịp thời, nhất là bệnh ăn không tiêu. Đối với thỏ bố mẹ, nên chú ý không để thỏ phối giống trùng huyết, nếu phối giống trùng huyết thỏ con sẽ chết, hoặc nuôi không đạt yêu cầu. Thỏ đực và thỏ cái phải nuôi riêng trước và sau khi phối giống. Nuôi thỏ cái cần ghi sổ nhật ký để biết ngày cho phối giống, để máng cho thỏ đẻ và ngày cai sửa thỏ con.
Thỏ con nuôi khoảng 3 tháng có thể đạt trọng lượng từ 2,2 – 2,7kg/con. Với giá bán cho thương lái từ 45.000 - 50.000đ/kg, anh Nhân đã xuất bán trên 100 con thỏ thịt, lợi nhuận thu được trên 10 triệu đồng.
Related news
Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.
Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.
Thời gian qua, chuối trồng ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) bị bệnh rũ lá, sau đó chết khô mà không biết nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, Báo Phú Yên phỏng vấn thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.
Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.
Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.