Tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của thủy sản
Có thể áp dụng một số giải pháp để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của thủy sản sau: Bổ sung chế phẩm sinh học: Probiotic, Prebiotic, Synbiotics là giải pháp sinh học có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất trên động vật thủy sản, cũng như thân thiện với môi trường.
Chúng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa chất béo, protein và chất xơ; cụ thể: Lin và các cộng sự (2004) đã cho tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn có bổ sung Bacillus sp, kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa chất béo đạt mức cao nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu hóa lipid cũng cải thiện đáng kể khi bổ sung Bacillus licheniformis vào khẩu phần ăn của cá rohu giống. Kết hợp 300 g/kg thức ăn bột hạt dầu với B.licheniformis sẽ giúp tăng tỷ lệ tiêu hóa protein trên cá rohu giống (Roy và ctv, 2014). Ngoài ra, Gultpe và cộng sự (2011) đã chứng minh, bổ sung Bio-MOS với mức 2 g/kg thức ăn sẽ giúp khả năng tiêu hóa chất xơ trên cá tráp đầu vàng đạt mức cao nhất.
Bổ sung enzyme vào khẩu phần ăn: Enzyme tồn tại trong cơ thể và tham gia “xử lý” tất cả các dạng thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày và chuyển hóa chúng thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Việc bổ sung thêm enzyme vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong thức ăn; cải thiện khả năng sử dụng các acid amin, năng lượng… Về cơ bản, enzyme nên được bổ sung hàng ngày, ít nhất một lần/ngày trong quá trình nuôi cá tôm; nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như phân trắng, đường ruột đứt khúc, sình bụng ở cá…
Related news
Khai thác thủy sản trong mùa mưa bão ngư dân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Các chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên cần có nhận thức về công tác phòng, chống bão
Nuôi tôm sinh thái là hình thức nuôi tôm quảng canh kết hợp thân thiện với môi trường, sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm
Gần tuần nay, giá cua biển thương phẩm tại Trà Vinh đột ngột tăng cao so với những ngày đầu tháng 7 từ 20.000 – 50.000 đồng/kg, tùy loại cua.