Tăng hiệu suất cá bơn nhờ thức ăn từ đậu nành
Cá bơn (Scophthalmus maximus) được giới thiệu đến Trung Quốc vào năm 1992 và sản xuất thương mại từ năm 1995. Giá trị của cá cao- $ 60 / kg vào cuối năm 1990 - đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng sản xuất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng thiếu tính bền vững. Năm 2006, lượng hóa chất dư được tìm thấy ở cá bơn trong thị trường cá Thượng Hải. Giá cá giảm xuống dưới $ 3 / kg sau vụ việc này, và ngành công nghiệp gần như tổn thất nặng nề.
Những người nuôi cá bơn còn lại đã học được một bài học sâu sắc từ sự kiện này và bắt đầu chú ý nhiều hơn vào thực tiễn sản xuất. Từ thời điểm đó, hầu hết người nuôi cá bơn đã áp dụng an toàn sinh học và chuyển từ cá tạp thành thức ăn để sản xuất.
Ở Trung Quốc, hầu hết thức ăn cá bơn chứa khoảng 50 phần trăm protein thô và 10 phần trăm chất béo. Các ngành công nghiệp thường sử dụng từ 45 đến 60 phần trăm bột cá trong chế độ ăn, vì cá bơn được công nhận là một loại gia vị giàu thịt. Giá bột cá tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và dự kiến sẽ cao hơn trong tương lai. Do đó, thức ăn cá bơn chất lượng cao, tiết kiệm là cần thiết cho ngành công nghiệp phát triển bền vững.
Nghiên cứu cho ăn năm 2013
Để đánh giá hiệu quả của chế độ cho cá bơn ăn với hàm lượng đậu nành cao, các tác giả đã khởi xướng một dự án cho ăn vào năm 2013 tại Công nghệ biển Yên Đài Thái Hoa, Ltd, nằm ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cá được nuôi trong bể vuông xi măng 6- x 6- x 0,5 m với 600 phần trăm thay nước hàng ngày. Chế độ ăn thử nghiệm được xây dựng để chứa 50 phần trăm protein và 10 phần trăm chất béo, mức độ tương đương với các loại thức ăn cá bơn thương mại hiện tại.
Thành phần | Chế độ ăn chứa đậu nành cực đại hóa (10% bột cá) | Chế độ ăn chứa đậu nành tối ưu hóa (10% bột cá) |
Bột đậu nành | 0 | 8.00 |
Protein đậu nành cô đặc | 40.00 | 26.00 |
Protein cá thủy phân | 3.00 | 3.00 |
Bột mì | 18.70 | 18.20 |
Bột gluten com | 6.50 | 5.50 |
Bột nhựa | 7.50 | 7.50 |
Phốt pho can –xi | 1.44 | 0.40 |
Bột cá (cá trổng) | 10.00 | 21.30 |
Dầu cá | 4.00 | 5.60 |
Dầu đậu nành | 3.20 | 1.20 |
Lê-xi-tin đậu nành | 1.50 | 1.00 |
Premix vitamin | 0.50 | 0.50 |
Khoáng Premix | 0.25 | 0.25 |
D.L methionine | 0.28 | 0.18 |
L-Lysine HCL | 0.33 | 0.13 |
Taunine (95%) | 2.00 | 0.50 |
Threonine | 0.11 | 0.05 |
Choline chloride (50%) | 0.04 | 0.04 |
Vitamin C (35%) | 0.03 | 0.03 |
Bảng 1. Các chất tổng hợp (%) của chế độ ăn có chứa đậu nành được sử dụng nuôi cá bơn thương phẩm
Việc xem xét xây dựng công thức đang tối đa hóa đậu nành trong chế độ ăn chứa dinh dưỡng thích hợp cho cá bơn. Các chế độ ăn kiểm tra, trong đó có 10 phần trăm bột cá và 40 phần trăm protein đậu nành cô đặc (SPC) (Bảng 1), được cho ăn hai lần mỗi ngày. Khoảng 3.000 con cá được thả trong 3 bể. Cá phát triển từ 167,5 đến 302,5 g trong 124 ngày, phản ánh tăng trưởng tốt. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trung bình (FCR) và tỷ lệ sống từ hai bể lần lượt là 1,02 và 99,8 phần trăm. Theo các nhà quản lý trang trại, giá trị FCR tương tự như việc sử dụng thức ăn công nghiệp. Các kết quả chỉ ra rằng công thức sử dụng đậu nành protein cô đặc thích hợp có thể thay thế một số lượng đáng kể bột cá trong khẩu phần ăn của cá bơn.
Nghiên cứu cho ăn, năm 2014
Trong một nghiên cứu năm 2014, mục tiêu là đánh giá sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá bơn được cho ăn một chế độ ăn từ đậu nành với công thức chi phí thấp nhất. Nghiên cứu này cũng được tiến hành tại Công nghệ biển Yên Đài Thái Hoa với các điều kiện giống như được sử dụng trong năm 2013.
Chế độ ăn cực đại hóa đậu nành (10% bột cá) | Chế độ ăn tối ưu hóa đậu nành (21% bột cá) | Chế độ ăn thương mại (50% bột cá) | |
Thời gian nuôi (ngày) | 124 | 124 | 124 |
Khả năng sống sót (%) | 98.4% | 99.0% | 98.0% |
Phát triển (g) | 23.0 đến 105.9 | 20.2 đến 112.1 | 20.3 đến 119.4 |
Tỷ lệ phát triển cụ thể (%) | 0.53 % | 0.06% | 0.62% |
Cân nặng đạt được hàng ngày (g) | 0.67 | 0.74 | 0.80 |
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trung bình | 0.79 | 0.78 | 0.72 |
Bảng 2. Hiệu suất phát triển của cá bơn trong 3 nghiên cứu chế độ ăn
Cá có trọng lượng ban đầu trung bình khoảng 20 g được thả với mật độ 2.000 con / bể. Công thức của chế độ ăn tối ưu hóa thử nghiệm là 50 phần trăm protein thô và chất béo 10 phần trăm (Bảng 1), chứa 21,3 phần trăm bột cá, 8 phần trăm bột đậu nành và 26 phần trăm protein đậu nành cô đặc. Nghiên cứu năm 2014 cũng sử dụng chế độ ăn 10 phần trăm bột cá từ nghiên cứu năm 2013 và một chế độ ăn thương mại địa phương có chứa 50 phần trăm bột cá.
Số liệu về tăng trưởng, FCR và hiệu suất tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong Bảng 2. Các cá bơn tăng từ 20 đến hơn 110 g. Tỷ lệ FCR trung bình trong chế độ ăn bột cá 10, 21 và 50 phần trăm lần lượt là 0,79, 0,78 và 0,72. Chi phí thức ăn để tăng trọng mỗi kg cá được trình bày trong Bảng 3.
Chế độ ăn cực đại hóa đậu nành (10% bột cá) | Chế độ ăn tối ưu hóa đậu nành (21% bột cá) | Chế độ ăn thương mại (50% bột cá) | |
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trung bình | 0.79 | 0.78 | 0.72 |
Chi phí thức ăn (U.S $/kg) | 2.00 | 2.00 | 2.30 |
Chi phí thức ăn/g tăng trọng (U.S.$) | 1.58 | 1.56 | 1.66 |
Sự khác biệt/kg tăng trọng (U.S.$) | 0.02 | 0 | 0.10 |
Bảng 3. Các chi phí thức ăn được tính bằng kg để tăng trọng lượng cá
Mặc dù chế độ ăn thương mại tạo ra FCR thấp nhất nhưng chi phí thức ăn cho mỗi kg cân nặng thì tăng cao nhất nhờ hàm lượng bột cá cao. Chế độ ăn tối ưu hóa đậu nành có chứa khoảng 21 phần trăm bột cá tạo ra chi phí thức ăn thấp nhất cho mỗi kg tăng trọng.
Xây dựng chế độ ăn từ đậu nành
Ngành công nghiệp thức ăn thủy sản công nhận rằng các loài động vật ăn thịt có khả năng tiêu hóa protein thực vật hạn chế.Đậu nành chứa chiết xuất nitơ-free (NFE), mà chủ yếu là polysaccharide không có tinh bột, chất này gây khó tiêu cho các loài động vật ăn thịt. Sự hạn chế này cần được xem xét trong công thức thức ăn. Bột đậu nành có chứa 32 phần trăm NFE và 65 phần trăm protein đậu nành cô đặc chứa 16 phần trăm NFE.
Tỷ lệ protein động vật so với protein thực vật là 1: 2 trong chế độ ăn tối đa hóa đậu nành và 1: 1 trong chế độ ăn tối ưu hóa đậu nành. Mặc dù chế độ ăn chứa đậu nành có nguồn protein khác nhau nhưng các giá trị NFE của hai chế độ ăn là tương đối giống nhau, dưới 7 phần trăm.Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt trong hiệu suất tăng trưởng cá giữa các phương pháp cho ăn.
Triển vọng
Nhìn chung, các loài cá ăn thịt có khả năng thích nghi kém với NFE trong đậu nành. Ví dụ, cá hồi Chinook, không thể thích nghi được. Tuy nhiên, sự thích nghi giữa các loài ăn thịt là khác nhau. Bảng 4 cho thấy sự thích nghi với NFE đậu nành ở các loài cá khác nhau.
Việc sử dụng kết hợp bột đậu nành dehulled và protein đậu nành cô đặc có thể thay thế hiệu quả bột cá và giảm chi phí thức ăn cũng như đạt được năng suất toàn diện trong sự phát triển ở cá và nền kinh tế. Một nghiên cứu hiện đang đánh giá chế độ ăn tối ưu hóa đậu nành khi 250 g cá có kích thước cận thị trường được nuôi đến một kích thước thị trường lớn hơn 600 g.
Nguồn: Advocate, 24/09/2015
Biên dịch: NGỌC THƠ
Biên soạn: 2LUA.VN
Related news
Cá rô phi đỏ (red Tilapia), thường gọi cá điêu hồng được nhập vào nước ta năm 1985 từ Malaysia. Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi, nhanh lớn, chất lượng thịt ngon và rất được giới tiêu dùng ưa chuộng.
Ngồi nhìn mấy lồng cá nuôi và đến giờ lại thả cám xuống như thói quen nhưng chẳng còn con nào nổi lên ăn, chị Ngoãn lại khóc.