Home / Tin tức / Tin thủy sản

Tăng hiệu quả men vi sinh trong nuôi tôm

Tăng hiệu quả men vi sinh trong nuôi tôm
Author: Lê Cung
Publish date: Wednesday. October 30th, 2019

Để tăng hiệu quả dùng men vi sinh trong nuôi tôm, cần lưu ý: tác dụng, cách chọn, cách dùng, thời điểm dùng, liều lượng.

Sử dụng men vi sinh đúng cách cho hiệu quả cao - Ảnh: Phan Thanh

Cách chọn men vi sinh

Hiện có rất nhiều công ty sản xuất men vi sinh cho thủy sản. Khi chọn sản phẩm men vi sinh trên thị trường, cần lưu ý thành phần của nó được ghi trên nhãn mác sản phẩm. Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi gồm Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter... Chất dinh dưỡng là đường, muối canxi, muối magiê… Người nuôi nên chọn men vi sinh dạng bột hay dạng viên hơn dạng nước. Dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn dạng nước. Ngoài ra cần lưu ý, men vi sinh dùng để xử lý môi trường là loài vi khuẩn  Bacillus sp và loại trộn vào thức ăn loài vi khuẩn chính là Lactobacillus để dùng đúng mục đích. Nên sử dụng kết hợp sản phẩm men vi sinh xử lý đáy và nước, để kiểm soát môi trường ao nuôi tốt hơn

Một sản phẩm men vi sinh chất lượng cao và ổn định đòi hỏi thiết bị hiện đại để sản xuất; vì thế người nuôi nên chọn nhà sản xuất có uy tín, chuyên nghiệp và công nghệ vi sinh tiên tiến. Người dùng cũng nên tìm hiểu nguồn gốc mọi thành phần trong sản phẩm được ghi trên bao bì. Song song hiệu quả xử lý của sản phẩm, người nuôi cần tính đến liều lượng xử lý và chi phí toàn bộ vụ nuôi để có thể đạt hiệu quả kinh tế và tiết kiệm chi phí nuôi.

Cách dùng

Có hai cách dùng men vi sinh trong nuôi thủy sản: đưa trực tiếp vào nước và trộn men vi sinh vào thức ăn. Men vi sinh nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nóng và nơi ẩm thấp. Nếu dùng chưa hết thì gói kín phần còn lại, tránh ẩm để không bị đóng vón.

Nên hòa loãng men vi sinh bằng nước ao nuôi trong xô, chậu; sau đó sục khí 4 - 5 giờ mới đem bón. Xử lý vi sinh tốt nhất lúc trời nắng (khoảng 2 giờ chiều) và khi môi trường trong ao đã đủ lượng ôxy hòa tan để các dòng vi khuẩn phát triển nhanh và nhân rộng sinh khối. Tiến hành thay nước, bón vôi, Dolomite,  khoáng để cải thiện nước trước khi đánh men vi sinh. Không dùng men vi sinh cùng các loại hóa chất có tính diệt khuẩn như BKC, Iodine, thuốc tím, Chlorine và kháng sinh. Nếu đã dùng hóa chất và kháng sinh trong ao thì 2 - 3 ngày sau nên dùng vi sinh khôi phục hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Khi ao nuôi có dấu hiệu đang giảm chất lượng nước, nhiều mùn bã, khí độc thì men vi sinh được dùng sớm hơn định kỳ, với liều lượng gấp đôi; dùng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu. Thường xuyên theo dõi khay thức ăn và kiểm tra bùn đáy ao để xử lý liều vi sinh thích hợp.

Men vi sinh trong các chế phẩm thường có chu kì ngắn; vì vậy cần bổ sung định kỳ trong ao nuôi, thông thường 7 - 10 ngày/lần đối với loại xử lý môi trường và liên tục 5 ngày/lần với men bổ sung vào thức ăn. Liều lượng dùng phải theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chọn men vi sinh tốt, dùng đúng cách, kết hợp quy trình nuôi an toàn sinh học, sẽ giúp người nuôi quản lý môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho tôm và đạt hiệu quả kinh tế cao.


Related news

Bổ sung khoáng chất cho động vật thủy sản Bổ sung khoáng chất cho động vật thủy sản

Khoáng chất là thành phần quan trọng trong tế bào của các loài động vật thủy sản. Việc bổ sung khoáng chất, giúp cho tôm, cá khỏe mạnh và tăng cường khả năng

Tuesday. October 29th, 2019
Glutaraldehyde trong nuôi tôm Glutaraldehyde trong nuôi tôm

Glutaraldehyde là chất diệt khuẩn phổ rộng được dùng để vệ sinh dụng cụ, xử lý nước trước khi thả giống và phòng trị bệnh cho tôm, cá, mang lại hiệu quả cho ao

Tuesday. October 29th, 2019
Phòng trị một số bệnh trên cá giống Phòng trị một số bệnh trên cá giống

Cá giống vào thời tiết lạnh thường hay gặp phải các bệnh ký sinh trùng như trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm thủy mi. Cần có các biện pháp phòng trị kịp thời

Tuesday. October 29th, 2019