Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Áp Lực Cạnh Tranh Thủy Sản Việt Vào Trung Quốc

Tăng Áp Lực Cạnh Tranh Thủy Sản Việt Vào Trung Quốc
Publish date: Tuesday. April 8th, 2014

Năm 2013, Việt Nam chỉ đứng thứ 18 trong số các nước cung cấp thủy sản nguyên liệu cho Trung Quốc, tụt xa so với Thái Lan, Ấn Độ...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6 của Việt Nam từ năm 2009, đến năm 2013, Trung Quốc cũng vươn lên vị trí thứ 4 sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Trung Quốc đã và sẽ là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có nhiều biến động, và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng gặp nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Gia tăng trở ngại từ phía Trung Quốc

Theo phân tích của VASEP, thị trường Trung Quốc lớn và tiềm năng cho xuất thủy sản Việt Nam (kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh; nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc tăng cao với chất lượng từ thấp lên đến cao; Việt Nam sát Trung Quốc, việc nắm bắt và hiểu đặc tính và nhu cầu của người Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn.

Việt Nam còn có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển với thời gian và quãng đường ngắn. Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này không cao như các thị trường lớn khác.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây, trong đó mặt hàng tôm đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng chung. Tỷ trọng của tôm trong tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng từ 13% năm 2003 lên trên 64% năm 2011 và 60% năm 2012 và 66,6% năm 2013.

Không những thế, dù xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu các mặt hàng chính sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng khả quan. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (64%) và có mức tăng trưởng cao nhất 38,2%, cá tra cũng tăng khả quan 23% và chiếm 17,5%, mực bạch tuộc chiếm 4,5% và tăng 4%. Trung Quốc còn đứng thứ 4 về nhập khẩu tôm và thị trường lớn thứ 5 về tiêu thụ mực, bạch tuộc từ Việt Nam…

Tuy nhiên, khó khăn hiện rõ trong xu thế thị trường mấy năm trở lại đây. Đó là Trung Quốc đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên thủy sản, nhưng chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp Việt Nam, trở ngại lớn nhất trong việc giao thương với Trung Quốc hiện nay là đàm phán, buôn bán. Người Trung Quốc có thói quen mặc cả rất nhiều do vậy “giá chót” thực tế mới là giá khởi điểm để đàm phán, điều này đòi hỏi các chuyên viên đàm phán của ta phải rất nhẫn nại, phải xác định được đối tác có phải là người quyết định cuối cùng không.

Trung Quốc quản ngoại tệ rất chặt nên số lượng các công ty Việt Nam được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế và hầu hết là Trung Quốc chưa thực hiện phổ biến theo thông lệ quốc tế bằng L/C. Xét về mức độ an toàn trong thương mại thì việc thanh toán theo đường biển có nhiều rủi ro. Hơn nữa mức thuế đánh vào mặt hàng hải sản nhập khẩu thường cao hơn thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu Á khác.

Cùng với đó, từ năm 2012, Trung Quốc ra quy định yêu cầu hàng thủy sản xuất khẩu sẽ phải đăng ký thông tin với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc nếu muốn vào thị trường này. Cụ thể, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ phải đăng ký thông tin về việc xuất khẩu của mình với Ủy ban Quản lý giám sát chứng nhận công nhận quốc gia Trung Quốc. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, yêu cầu trên là bắt buộc.

Bên cạnh đó, thị trường này không ổn định về cả lượng nhập khẩu và giá.

Thị phần của thủy sản Việt tại Trung Quốc có xu hướng đi xuống

Trong khi đó, về phía Việt Nam, theo VASEP, trở ngại lớn nhất là thủ tục hải quan tại các khu vực cửa khẩu. Cho đến nay chúng ta vẫn còn lấn cấn về quy chế và chính sách, không thông thoáng linh hoạt như phía Trung Quốc. Trung Quốc không quan tâm đến chính ngạch và tiểu ngạch, miễn có lợi là làm. Họ sẵn sàng đưa cơ chế vào chỗ khó khăn, ví dụ hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân chịu thế 100% thì qua bằng đường sông chỉ 50%.

Không những thế, doanh nghiệp thiếu thông tin về xu hướng và sự biến động của thị trường, nên dễ gặp rủi ro. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu dạng nguyên liệu thô, giá trị không cao, không sử dụng hết lực lượng lao động trong nước.

Đặc biệt tình trạng thương lái thu gom thủy sản nguyên liệu, nhất là tôm và mực, bạch tuộc dạng nguyên liệu (chưa qua chế biến) đưa qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu chế biến, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký với các đối tác. Đồng thời, việc ồ ạt thu mua xuất khẩu tôm nguyên liệu có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu xuất khẩu, xuất thô nguyên liệu ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển ngành và hiệu quả đầu tư.

Khi thương lái mua theo hình thức trên, vấn đề chất lượng, đặc biệt kháng sinh và tạp chất trong tôm có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng đến hình ảnh tôm của Việt Nam.

Do đó, VASEP khẳng định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Biểu hiện là thị phần của Việt Nam có xu hướng đi xuống cho thấy Trung Quốc ngày càng đa dạng hóa các nguồn cung cấp, cơ hội giao thương với các nước khác ngày càng nhiều thì áp lực cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc ngày càng lớn.

Năm 2013, Việt Nam chỉ đứng thứ 18 trong số các nước cung cấp thủy sản nguyên liệu cho Trung Quốc, tụt xa so với vị trí thứ 8 của Thái Lan và thứ 10 của Ấn Độ.


Related news

Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.

Friday. November 21st, 2014
Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Friday. November 21st, 2014
An Giang Sản Xuất Khô Phục Vụ Tết Vào Mùa An Giang Sản Xuất Khô Phục Vụ Tết Vào Mùa

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Friday. November 21st, 2014
Thả Thả "Chà" Cách Đánh Bắt Truyền Thống Của Ngư Dân Bãi Ngang

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Friday. November 21st, 2014
Phải Bảo Đảm An Toàn Khi Chăn Nuôi Cá Sấu Phải Bảo Đảm An Toàn Khi Chăn Nuôi Cá Sấu

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Friday. November 21st, 2014